1 tín chỉ là gì?

1 tín chỉ là gì? Sinh viên cần lưu ý gì khi lựa chọn học theo tín?

Là một sinh viên, bước ra khỏi cánh cổng trung học bắt đầu cho một hành trình chặng đường mới tại giảng đường. Mỗi chúng ta sẽ không học theo phương thức giống trung học theo tiết. Mà lên đại học mỗi người sẽ đăng ký học theo tín chỉ từng môn học riêng. Tuy vậy nhiều người thực sự vậy chưa hiểu 1 tín chỉ là gì? Dưới bài viết này Wikihay sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn

1 tín chỉ là gì?

Tín chỉ được hiểu là thước đo khối lượng học tập của một sinh viên, dựa theo đúng tiêu chuẩn đơn vị của hệ thống ECTS (european credit transfer and accumulation system)

1 tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết và 30 tiết học thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận trên lớn. Bằng với 60 giờ học tại lớp và 45 giờ làm tiểu luận, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp

1 tín chỉ là gì?

1 tín chỉ là gì?

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, việc đăng kí tín chỉ tối đa của sinh viên trong một kỳ học theo quy định của chương trình không được ít hơn 14 tín và không vượt quá 25 tín (riêng đối với kỳ hè không quá 12)

Giá của mỗi tín chỉ sẽ phụ thuộc vào từng ngành cũng như quy định của từng trường đề ra

Học phần là gì?

Học phần là khối lượng kiến thức mà sinh viên tích lũy trong quá trình học của mình. Một học phần thường có từ 2-4 tín chỉ. Một mỗi học phần sẽ được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định

Ưu điểm và hạn chế gì khi học theo tín?

Những ưu điểm khi học theo tín chỉ

Trước tiên, mỗi sinh viên có thể tự sắp xếp được thời gian của mình. Phân bổ thời gian học – làm – chơi cho hợp lý. Sinh viên chỉ cần hoàn thành đúng đủ tín chỉ yêu cầu là được

  • Sinh viên học tập theo hình thức tín chỉ thì học phí mỗi kỳ sẽ được tính vào số tín chỉ mà các bạn đã đăng ký. Không phải đóng gộp luôn 1 năm liền
  • Vì sinh viên tự đăng ký tín chỉ, nên họ có đủ năng lực và tự giác hơn trong với việc học của mình. Có thể học vượt trước chương trình đạo để tốt nghiệp sớm hơn
  • Khi tự đăng ký tín chỉ, sinh viên có thể tự lựa chọn các môn học và sắp xếp lịch học phù hợp với nhu cầu của bản thân mình
  • Khi học ở lớp tín chỉ sinh viên có thể đăng ký học trong một lớp với nhiều ngành học khác nhau. Vì thế có thể tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ bạn bè
Ưu điểm và nhược điểm khi học theo tín chỉ

Ưu điểm và nhược điểm khi học theo tín chỉ

Nhược điểm khi học theo tín chỉ

  • Việc đăng ký linh hoạt là một mặt lợi đối với những sinh viên biết tự chủ. Nhưng ngược lại với những sinh viên còn lười học và chưa chủ động sắp xếp được thời khóa biểu của mình thì là một trở ngại đó
  • Học đa dạng các lớp tín chỉ, mỗi một môn học sẽ là một lớp khác nhau. Điều này dẫn đến ngắt sự kết nối chặt chẽ giữa các sinh viên
  • Các môn học được chia nhỏ thành các tín chỉ và chỉ học trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này khiến cho khối lượng kiến thức sinh viên tiếp thu sẽ bị gián đoạn và thiếu sự liên kết

Một năm học có bao nhiêu tín chỉ?

Hiện nay, có 2 phương thức được áp dụng phổ biến trong các trường đại học và cao đẳng đó chính là phương thức học theo niên chế và phương thức học theo tín chỉ:

  • Học theo niên chế: sẽ đào tạo theo năm học, chương trình học của mỗi sinh viên sẽ được quy định theo một số năm nhất định
  • Học theo tín chỉ: sẽ đào tạo theo học kỳ. Mỗi một năm tùy theo từng trường sẽ có 2-3 học kỳ. Mỗi chương trình đào tạo của một ngành học không tính theo năm mà sẽ tính theo sự tích lũy kiến thức theo từng tín chỉ của sinh viên. Hoàn thành đủ số tín chỉ tích lũy, sinh viên sẽ có thể tốt nghiệp và ra trường
Sinh viên cần lưu ý gì khi học theo tín chỉ?

Sinh viên cần lưu ý gì khi học theo tín chỉ?

Những điều sinh viên cần lưu ý khi học tín chỉ

Để hoàn thành được chương trình học theo đúng thời gian quy định của chương trình đào tạo. Mỗi sinh viên cần nên nắm bắt rõ những lưu ý dưới đây:

  • Nắm bắt rõ tổng số tín chỉ đào tạo của chương trình mình học. Điều này sẽ giúp cho bạn chủ động lên được timeline cho 4 năm học. Nếu muốn đẩy nhanh tiến độ lên còn 3,5 năm thì bạn phải đẩy số tín chỉ nhiều hơn mỗi kỳ
  • Tiếp đến, các bạn cần biết được rằng mỗi kỳ học có bao nhiêu tín chỉ, số tín chỉ đăng ký tối thiểu và tối đa của mỗi kỳ để có kế hoạch học tập cho phù hợp nhất
  • Một học phần bao gồm 2-4 tín chỉ. Có 2 loại học phần đó là: học phần bắt buộc và học phần tự chọn. Học phần bắt buộc sinh viên phải đăng ký và hoàn thành. Còn với học phần tự chọn, sinh viên có quyền lựa chọn môn học phù hợp với cá nhân
  • Theo quy định, sinh viên trượt quá 5% tổng số tín chỉ thì sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp

Tổng Kết

Wikihay đã tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến “1 tín chỉ là gì?”. Hy vọng qua nội dung chia sẻ sẽ giúp ích đến bạn nắm rõ để có thể chủ động linh hoạt trong việc học của mình. Cảm ơn bạn đã đọc và theo dõi bài viết của chúng tôi. Đừng quên theo dõi Wikihay để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *