Lực là gì?

Lực là gì? Khái niệm, đặc điểm và phân loại lực

Trong cuộc sống chúng ta thường bắt gặp rất nhiều tình huống sử dụng đến lực. Đây cũng là một trong những kiến thức cơ bản của vật lý học. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa thực sự hiểu sâu và chính xác “ lực là gì?”. Để biết thêm các kiến thức chi tiết về vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Wikihay nhé.

Lực là gì?

Định nghĩa lực trong vật lý là bất kỳ ảnh hưởng nào làm cho một vật thể chịu sự thay đổi hoặc làm ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó. Hiểu một cách khác thì lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc, hay làm biến dạng vật thể hoặc cả 2.

Lực là gì?

Lực là gì?

Đặc điểm của lực

  • Gốc tại điểm đặt lực
  • Phương, chiều là phương chiều của lực
  • Độ dài của lực sẽ tỷ lệ với cường độ lực theo một tỷ lệ cho trước
  • Kí hiệu của lực là F

Thế nào là cân bằng 2 lực

Là hai lực có độ lớn như nhau hay còn hiểu là mạnh như nhau. Hai lực cân bằng có cùng phương nhưng ngược chiều và phải cùng tác dụng vào một vật. Nếu chỉ có 2 lực tác cùng tác dụng vào một vật mà vật đó đứng yên thì gọi là hai lực cân bằng.

Ví dụ: Khi hai đội kéo co mạnh ngang nhau, sợi dây đứng yên. Ta nói hai lực mà các đội kéo co tác dụng lên dây là hai lực cân bằng.

Cách xác định 2 lực cân bằng

Hai lực cân bằng là hai lực phải có đủ 4 yếu tố:

  • Hai lực phải tác dụng lên cùng một vật.
  • Phương của hai lực phải cùng nằm trên một đường thẳng.
  • Chiều của hai lực phải ngược nhau.
  • Độ lớn của hai lực phải bằng nhau.

Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố đó thì chúng không phải là hai lực cân bằng.

Hai lực cân bằng

Hai lực cân bằng

Lưu ý khi xác định 2 lực cân bằng

Khi vật này tác dụng lực lên vật kia một lực thì đồng thời vật kia cũng tác dụng ngược lại lên vật này một lực. Hai lực đó có cùng phương, cùng độ lớn và cũng ngược chiều. Nhưng tác dụng lên hai vật khác nhau nên hai lực này không phải là hai lực cân bằng.

Không phải cứ hai vật chạm vào nhau thì mới tác dụng lực lên nhau. Mà có thể có trường hợp chúng không hề chạm vào nhau nhưng vẫn tác dụng được với nhau chẳng hạn như nam châm hút sắt.

Các loại lực cơ bản trong vật lý

Lực hấp dẫn

Lực hấp dẫn là lực hút giữa vật chất. Độ lớn lực có mối quan hệ tỉ lệ với khối lượng của chúng. Qua đó giúp gắn kết các vật chất, là điều kiện để hình thành trái đất của chúng ta. Trên trái đất, lực hấp dẫn đóng vai trò quan trọng. Theo đó nó sẽ tác động lên các vật có khối lượng để chúng rơi xuống đất. Trong thực tế, lực hấp dẫn có điểm đặt tại tâm của sự vật, ngược chiều và cùng phương với chiều chuyển động. Công thức tính lực hấp dẫn:

Fhd= G x (m1 x m2)/ R2

  • Fhd: Lực hấp dẫn (N)
  • R: Khoảng cách giữa 2 vật (m)
  • m1, m2: Khối lượng của 2 vật (kg)
  • G: Hằng số hấp dẫn

Lực đàn hồi

Lực đàn hồi là lực sinh ra vật đàn hồi bị biến dạng. Chẳng hạn lực gây ra bởi một lò xo khi nó bị nén lại hoặc kéo dãn ra. Lực đàn hồi có xu hướng chống lại các nguyên nhân sinh ra nó. Tức là nó có xu hướng đưa vật trở lại trạng thái ban đầu. Vậy nên nó thường có dùng phương và ngược chiều với lực tác dụng. Công thức tính lực đàn hồi:

Lực đàn hồi sẽ bằng hệ số đàn hồi hay chính là độ cứng của lò xo nhân với trị tuyệt đối độ biến dạng của lò xo.

Lực đàn hồi

Lực đàn hồi

Lực ma sát

Lực ma sát là lực được sản sinh do sự tiếp xúc giữa hai mặt vật chất. Nó có xu hướng cản trở, chống lại sự thay đổi vị trí của sự vật. Dựa vào đặc điểm cùng tính chất, lực ma sát được chia làm nhiều loại gồm: Lực ma sát trượt, ma sát lăn và ma sát nghỉ.

Lực ma sát thường có điểm đặt tại sát bề mặt tiếp xúc. Về cơ bản nó sẽ có phương song song và chiều ngược lại với chiều chuyển động. Công thức tính độ lớn lực ma sát:

Fms = µt x N

Trong đó:

  • Fms: Lực ma sát (N);
  • µt: Hệ số ma sát
  • N: Áp lực của hai vật

Lực hướng tâm

Lực hướng tâm được sản sinh trên một vật chuyển động tròn đều tạo gia tốc hướng tâm. Thường nó sẽ có tâm đặt trên vật, phương trùng với đường nối giữa vật và tâm quỹ đạo, chiều hướng vào tâm quỹ đạo. Công thức tính lực hướng tâm:

Fht = m x aht = m x v2r 

Trong đó:

  • Fht: Lực hướng tâm (N)
  • r: Bán kính quỹ đạo (m)
  • m: Khối lượng vật (kg)
  • v: Vận tốc dài của chuyển động (m/s)
Lực hướng tâm

Lực hướng tâm

Những ví dụ về lực

  • Lực do tay bóp phanh làm xe đạp đang chuyển động phải dừng lại.
  • Lực do tay búng vào hòn bi làm hòn bi đang đứng yên lăn trên sàn nhà.
  • Lực từ bức tường làm thay đổi hướng chuyển động của quả bóng
  • Lực từ chân cầu thủ tác dụng vào quả bóng đang chuyển động làm thay đổi hướng bay của nó.

Tổng kết

Mong rằng những thông tin trong bài viết trên của Wikihay sẽ giúp bạn hiểu được “Lực là gì?”. Có thể áp dụng kiến thức một cách thông minh và khoa học vào cuộc sống. Hãy thường xuyên truy cập để biết thêm được nhiễn kiến thức bổ ích nhé. Cảm ơn đã đọc bài viết của chúng tôi.

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *