Lỗ châu mai là gì?

Lỗ châu mai là gì? Câu chuyện lịch sử về lỗ châu mai

Để có được nền hòa bình hạnh phúc như ngày hôm nay, lịch sử Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm, bao anh hùng hy sinh thân mình. Một trong số đó, chúng ta không thể không nhắc đến anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình đắp lỗ châu mai. Sự kiện lịch sự làm vang dội suốt dải đất hình chữ S. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thế hệ con cháu vẫn chưa hiểu rõ lỗ châu mai là gì? Hôm nay hãy cùng Wikihay khám phá bài viết dưới đây nhé!

Lỗ châu mai là gì?

Lỗ châu mai là một khe hở, nhưng không quá nhỏ, đủ để nhìn được. Lỗ châu mai được xây ở phía trên hoặc dưới của công trình quân sự như lô cốt, pháo đài. Tại đó, các xạ thủ sẽ đặt súng để chống trả đối phương.

Lỗ châu mai là gì?

Lỗ châu mai là gì?

Đặc điểm và vai trò của lỗ châu mai

Đặc điểm

  • Lỗ châu mai thường được thiết kế ở vị trí cao hoặc thấp trên công trình. Giúp lĩnh chiến có thể bắn trẻ kẻ thù từ nhiều hướng mà vẫn được bảo vệ an toàn.
  • Lỗ châu mai thường có kích thước nhỏ để hạn chế kẻ thù nhắm bắn vào công trình
  • Lỗ châu mai có thể là hình tròn, vuông, chữ thập…

Vai trò

  • Phòng thủ: Lỗ châu mai giúp lính chiến phòng thủ hiệu quả trước các đợt tấn công của kẻ thù.
  • Tấn công: Lỗ châu mai cũng có thể được sử dụng để tấn công kẻ thù từ xa.
  • Quan sát: Lỗ châu mai giúp lính chiến quan sát xung quanh và theo dõi hoạt động của kẻ thù.

Nguồn gốc của lỗ châu mai

Lỗ châu mai đã có từ rất lâu đời. Lỗ châu mai được cho là do Archimedes thực hiện việc chế tạo ra nhằm mục đích có thể kháng cự lại quân Cộng hòa La Mã (214 – 212 TCN). Sau này, lỗ châu mai được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn trong nhiều cuộc chiến. Lỗ châu mai có mặt từ thời Đế quốc La mã cho tới Thế chiến thứ 2 và cả trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Archimedes - Người sáng chế ra lỗ châu mai

Archimedes – Người sáng chế ra lỗ châu mai

Có thể thấy được chiến thuật lỗ châu mai được sử dụng tiêu diệt đối phương rất hiệu quả, đặc biệt là khi đối phó với chiến thuật biển người. Đây là cách mà Quân đội nhân dân Việt Nam ta đã sử dụng và thành công trong chiến tranh biên giới Việt – Trung. Hay cả trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 quân đội Pháp cũng sử dụng lỗ châu mai gây ra nhiều thiệt hại cho quân đội ta

Câu chuyện về anh hùng Phan Đình Giót

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, câu chuyện về anh hùng Phan Đình Giót đã trở thành huyền thoại. Đây cũng là biểu tượng tinh thần chiến đấu ngoan cường quả cảm của quân và dân Việt Nam.

Hoàn cảnh câu chuyện được ghi lại rằng chiều ngày 13/3/1954, quân đội ta tiến công cứ điểm Him Lam. Qúa trình tấn công gặp nhiều khó khăn. Lỗ châu mai duy nhất trên lô cốt ddihcj bị lấp khiến việc tấn công bị bế tắc. Khi đó tiểu đội phó Phan Đình Giót xung phong dùng thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội có thể tiếp tục tấn công.

Anh hùng Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai

Anh hùng Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai

Dù bị thương rất nặng nhưng Phan Đình Giót vẫn quyết tâm lấy thân mình lấp lỗ châu mai, miệng hô to “quyết tâm hy sinh vì đảng, vì dân” tạo điều kiện cho đồng đội đứng lên tiêu diệt gọn cứ điểm Ham Lim.

Hành động hi sinh anh dũng của anh đã giúp quân ta giành chiến thắng góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Mục đích của việc lấp lỗ mai

Mục đích của việc lấp lỗ châu mai chính là phá hoại kế hoạch cản bước tấn công của quân ta. Cũng như làm giảm thương vong xuống mức thấp nhất có thể.

Xét đến cấu trúc đơn giản nhất thì lỗ châu mai được xây dựng với kích thước tùy thuộc vào những loại vũ khí của từng quân phòng thủ sẽ sử dụng. Nhìn chung nó chỉ là những khe hở được xếp theo chiều dọc, tương đối mỏng. Những bức tường ở bên trong của lỗ châu mai sẽ được loại bỏ và tạo thành một góc xiên khoảng 30 độ. Để có thể mở rộng tầm nhìn và góc bắn hơn cho người sử dụng

Tổng Kết

Wikihay đã chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin liên quan đến lỗ châu mai là gì. Hy vọng qua nội dung chia sẻ giúp ích đến bạn hiểu rõ hơn về lịch sử của nước. Đồng thời hiểu hơn về những khốc liệt của trận chiến giành hòa bình. Cảm ơn bạn đã đọc và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *