Cơ sở dữ liệu quan hệ là khái niệm quen thuộc đối với doanh nghiệp nói chung và với dân ngành công nghệ thông tin nói riêng. Vậy liệu bạn đã thực sự hiểu về khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ là gì? Theo dõi bài viết dưới đây, Wikihay sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn tất tần tật về chủ đề này.
Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì?
Cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database) là một cách tổ chức dữ liệu dựa trên khái niệm các bảng liên kết với nhau qua các trường chung. Hoặc bạn cũng có thể hiểu rằng đây là việc chia dữ liệu thành các bảng khác nhau, mỗi bảng đại diện cho một thực thể cụ thể. Các bảng này được liên kết với nhau qua các trường chung.
Các bảng trong cơ sở dữ liệu quan hệ không tồn tại độc lập mà có mối liên hệ chặt chẽ với nhau thông qua các trường chung. Điều này cho phép tìm kiếm tất cả dữ liệu trong bảng một cách cụ thể.
Khi nào nên sử dụng cơ sở dữ liệu quan hệ?
- Khi dữ liệu có thể được chia thành các bảng với các mối quan hệ xác định.
- Khi yêu cầu dữ liệu phải chính xác và nhất quán.
- Khi cơ sở dữ liệu được sử dụng bởi nhiều ứng dụng khác nhau.
- Khi dữ liệu cần tính bảo mật cao
Khi nào nên cân nhắc các loại cơ sở dữ liệu khác?
- Khi cần lưu trữ và quản lý các loại dữ liệu không có cấu trúc rõ ràng
- Khi ứng dụng đòi hỏi tốc độ xử lý nhanh
- Khi cấu trúc dữ liệu thường xuyên thay đổi
Ví dụ về cơ sở dữ liệu quan hệ
Ví dụ về quản lý thư viện
Khi ta muốn xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý 1 thư viện chúng ta có thể chia dữ liệu thành các bảng sau:
- Bảng sách: chứa thông tin chi tiết về mỗi cuốn sách trong thư viện. Bao gồm: Tên sách – mã sách – tác gỉa – nhà xuất bản – thời gian xuất bản
- Bảng độc giả: Chứa thông tin thông tin về cách độc giả sử dụng thư viện. Bao gồm: Mã độc giả – tên độc giả – địa chỉ – số điện thoại
- Bảng mượn sách: Ghi lại lịch sử mượn sách của độc giả. Bao gồm: Mã sách – Mã mượn – mã độc giả – ngày mượn – ngày trả
Bảng “mượn sách” liên kết với bảng “sách” qua trường “mã sách”. Đồng thời bảng “mượn sách” cũng liên kết với bảng ‘độc giả” qua trường “mã độc giả”
Ưu và nhược điểm
Cơ sử dữ liệu quan hệ là công cụ hữu ích tuy nhiên vẫn chưa hẳn là giải pháp tốt nhất cho mọi trường hợp. Việc lựa chọn loại cơ sở dữ liệu phù hợp cần phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của ứng dụng. Và dưới đây là một số ưu nhược điểm được Wikihay tổng hợp bao gồm:
Ưu điểm
- Cấu trúc bảng rõ ràng, dễ hiểu và quản lý.
- Thông tin đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu.
- Dễ dàng cập nhật, sửa đổi và mở rộng cơ sở dữ liệu.
- Có thể thiết lập các quyền truy cập khác nhau cho từng người dùng, đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu.
- Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp các công cụ mạnh mẽ để truy vấn, phân tích và báo cáo dữ liệu.
- Dễ dàng thực hiện các quy tắc toàn vẹn dữ liệu. Đảm bảo tính chính xác và nhất quán của thông tin.
- Có thể sử dụng để xây dựng nhiều loại ứng dụng khác nhau
Nhược điểm
- Có thể gặp một số hạn chế về hiệu suất đối với các ứng dụng cần lượng lớn dữ liệu thực thời
- Thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ lớn có thể phức tạp đòi hỏi kiến thức chuyên môn
- Không linh hoạt và gây khó khăn trong việc lưu trữ, quản lý các loại dữ liệu không có cấu trúc rõ ràng.
- Thường có chi phí bản quyền khá cao
Các khái niệm quan trọng trong cơ sở dữ liệu quan hệ
- Bảng (Table): Một tập hợp các hàng và cột, mỗi hàng đại diện cho một bản ghi và mỗi cột đại diện cho một thuộc tính.
- Hàng (Row): Một bản ghi trong bảng, chứa thông tin về một thực thể cụ thể.
- Cột (Column): Một thuộc tính của một thực thể, được biểu diễn bởi một cột trong bảng.
- Khóa chính (Primary key): Một hoặc nhiều cột duy nhất xác định một hàng trong bảng.
- Khóa ngoại (Foreign key): Một cột trong một bảng tham chiếu đến khóa chính của một bảng khác
Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến
- MySQL: Mở nguồn, phổ biến, hiệu năng cao.
- PostgreSQL: Mở nguồn, mạnh mẽ, hỗ trợ nhiều tính năng.
- Oracle: Thương mại, mạnh mẽ, được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp lớn.
- Microsoft SQL Server: Thương mại, tích hợp chặt chẽ với các sản phẩm của Microsoft.
Tổng kết
Trên đây là thông tin được Wikihay tổng hợp và chia sẻ đến bạn về cơ sở dữ liệu quan hệ. Hi vọng qua nội dung được chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về chủ đề này. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và thú vị nữa nhé.
Để lại một bình luận