Y học Việt Nam và toàn thế giới gắn liền với hình ảnh giọt máu. Bạn đang thắc mắc máu là gì? Cấu tạo, đặc điểm và có bao nhiêu nhóm máu? Theo dõi bài viết dưới đây và Wikihay sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật thông tin về chủ đề này tại bài viết dưới đây
Máu là gì?
Máu là loại mô lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn cơ thể. Máu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống, vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào. Đồng thời loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.
Đối với nam giới trưởng thành sẽ có từ 5-6 lít máu và ở nữ giới từ 4,5-5,5 lít chiếm 6-8% cơ thể người.
Thành phần cấu tạo nên máu
Máu gồm các tế bào máu như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu và huyết tương.
Bạch cầu
Hay còn gọi là huyết cầu trắng: Đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh
Bạch cầu gồm 2 loại bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt. Bạch cầu hạt được chia thành bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa base. Bạch cầu không hạt thì gồm 2 loại là bạch cầu mono và bạch cầu lympho.
Hồng cầu
Còn gọi là huyết cầu đỏ có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và đưa cacbondioxide từ các mô trở lại phổi.
Hồng cầu có hình đĩa lõm 2 mặt đường kính trung bình khoảng 7,5µm dày 1µm ở giữa và 2µm ở ngoài vi.
Số lượng hồng cầu bình thường trong máu ngoại vi là: 5,05±0,38 T/l (x1012 tế bào/ lít) ở nam giới và 4,66±0,36 T/l(x1012 tế bào/ lít) ở nữ giới.
Tiểu cầu
Là yếu tố tham gia vào quá trình đông máu giúp cầm máu khi cơ thể bị thương. Tiểu cầu là những mảnh tế vào không nhân hình đĩa đường kính từ 2-4µm có màng bao bọc. Số lượng tiểu cầu bình thường trong máu ngoại vi dao động từ 150-300 G/l, trong đó: nam : 263,0± 61 G/l, nữ: 274,0± 63,0 G/l.
Huyết tương
Một chất lỏng màu vàng chanh chiếm khoảng 55% thể tích máu. Huyết tương được cấu tạo bao gồm nước, protein, hormone, khoáng chất và các chất cần thiết khác
Công dụng của máu là gì?
Máu không chỉ có vai trò cung cấp dưỡng chất và oxy mà còn điều hòa nhiệt độ cơ thể và cân bằng pH, hỗ trợ hệ miễn dịch và tham gia vào nhiều chức năng sinh học quan trọng khác.
- Vận chuyển các phân tử: Máu lấy oxy từ phổi mang đến các mô, đồng thời lấy carbon monocid, sản phẩm của hô hấp tế bào đưa đến phổi để thải ra ngoài. Máu vận chuyển hormone và các chất dẫn truyền từ bên sản suất đến cơ quan đích
- Vận chuyển nhiệt: Trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể tạo ra một lượng nhiệt lớn. Máu theo đó vận chuyển nhiệt từ các bộ phận sâu trong cơ thể đến da và đường hô hấp để tản nhiệt ra ngoài
- Duy trì sự ổn định của pH và áp lực thẩm thấu dịch ngoại bào: Máu vận chuyện các chất có tính acid và base mạnh đến các cơ quan bài tiết
- Bảo vệ cơ thể do một số tế bào máu có khả năng thực bào giúp tiếu hóa và khử động chất lạ và vi khuẩn.
Phân loại từng nhóm máu
Nhóm máu là đặc điểm di truyền được xác định bởi các kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu. Phân loại nhóm máu có vai trò quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực truyền máu.
Hai hệ thống nhóm máu phổ biến và quan trọng nhất là hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rh.
Hệ thống nhóm máu ABO
- Nhóm A: có kháng nguyên A trên hồng cầu và kháng thể kháng B trong huyết tương
- Nhóm B: có kháng nguyên B trên hồng cầu và kháng thể kháng A trong huyết tương
- Nhóm AB: có cả kháng nguyên A và B trên hồng cầu nhưng không có kháng thể nào trong huyết tương
- Nhóm O: không có kháng nguyên nào trên hồng cầu nhưng có kháng thể kháng A và kháng B trong huyết tương
Hệ thống nhóm Rh
Hệ thống Rh (Rhesus – tên 1 loài khỉ) cũng rất quan trọng. Hệ thốn này chủ yếu dựa vào sự hiện diện hoặc vắng mặt của kháng nguyên D trên hồng cầu. Người có kháng nguyên D được gọi là Rh dương (Rh+), ngược lại là Rh âm (Rh-).
Một số vấn đề lưu ý về máu
- Nhiều căn bệnh liên quan đến máu bao gồm: thiếu máu, bệnh bạch cầu, bệnh hemophilia và thalassemia
- Hiến máu là một hành động nhân đạo giúp cứu sống nhiều người bệnh cần truyền máu.
- Cần ăn uống đủ chất và tập thể dục đều đặn. Tránh sử dụng chất kích thích để có hệ thống tuần hoàn khỏe mạnh
- Nếu có thể hãy tham gia hiến máu để giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn. Hành động nhân đạo này không chỉ là giúp người mà còn là giúp mình trong tương lai
- Đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh liên quan về máu nhé
Tổng kết
Trên đây là thông tin được Wikihay tổng hợp và chia sẻ đến bạn để giải đáp “máu là gì?“. Hi vọng qua nội dung được chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về máu và tầm quan trọng của máu với
Để lại một bình luận