Aptomat là một trong những thiết bị điện quen thuộc và quan trọng. Hiện nay nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao. Chính vì vậy mà thiết bị này được ra đời để đảm bảo độ an toàn trong mỗi hộ gia đình. Vậy “Aptomat là gì?“. Cấu tạo của Aptomat bao gồm những gì? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Wikihay nhé.
Aptomat là gì?
Aptomat là từ tiếng Nga dùng để gọi các thiết bị đóng cắt tự động hay nó chính là cầu dao tự động. Aptomat có vai trò quan trọng trong hệ thống điện nhằm bảo vệ cách mạch điện. Nó ngăn các trường hợp quá tải, ngắt mạch, sụt áp. Truyền công suất ngược, chống rò bảo vệ theo từ nhiệt và đặc biệt là chống giật điện.
Cấu tạo của Aptomat
Đa số các loại Aptomat thường có cấu tạo giống nhau gồm hai cấp tiếp điểm. Đây là tiếp điểm chính và hồ quang hoặc có thể là ba tiếp điểm. Nó bao gồm có 3 phần đó là: tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang. Khi mạch điện được đóng lại, lúc này các tiếp điểm sẽ lần lượt đóng từ hồ quang tới tiếp điểm phụ. Và cuối cùng là tiếp điểm chính.
Và nếu mạch điện bị ngắt, quá trình mở các tiếp điểm sẽ ngược lại. Với thiết kế nhằm đảm bảo rằng hiện tượng hồ quang điện sẽ chỉ xảy ra trên 1 tiếp điểm. Chính vì vậy bảo vệ được các tiếp điểm còn lại và toàn bộ hệ thống điện. Còn đối với các Aptomat có 3 cấp điểm. Tiếp điểm chính sẽ được bảo vệ tốt hơn vì nó ngăn cách với tiếp điểm hồ quang qua điểm phụ.
Aptomat còn có thêm các bộ phận cơ bản là dập hồ quang. Cơ cấu truyền động cắt và móc bảo vệ. Thông thường dập hồ quang có 2 kiểu nửa kín và nửa hở. Cơ cấu truyền động cắt được điều khiển bằng tay hoặc cơ điện. Móc bảo vệ có 2 kiểu rơ le hoặc điện tử.
Nguyên lý hoạt động của Aptomat
Đối với các dòng Aptomat dòng điện cực đại
Khi đóng điện Aptomat ở trạng thái đóng tiếp điểm do các móc khớp nằm vùng cùng một cụm tiếp điểm động. Khi Aptomat đang ở trạng thái On (hoạt động) nam châm điện không tạo lực hút với dòng điện định mức. Trong trường hợp quá tải hoặc ngắn mạch điện thì nam châm điện tạo ra lực hút điện từ. Nó làm cho các móc tiếp điểm bung ra. Lò xo được thả lỏng và dẫn đến các tiếp điểm của Aptomat mở ra, ngắt mạch điện.
Đối với các dòng điện Aptomat điện thấp
Khi Aptomat ở trạng thái On và điện áp định mức khi đó nam châm điện tạo ra lực hút. Ngược lại khi điện áp giảm xuống dưới mức quy định, nam châm điện ngừng tạo lực hút. Chính nó đã làm cho lò xi và các móc được đẩy ra ở trạng thái tự do. Dẫn đến các tiếp điểm của Aptomat mở ra và ngắt mạch điện.
Tại sao thiết bị Aptomat thường bị nhảy?
Đường điện bị chạy quá tải
Khi dòng điện chạy qua trong mạch vượt quá khả năng chịu tải của Aptomat. Khi đó Aptomat sẽ nhảy để ngăn tình huống quá tải sẽ gây ra hỏng các thiết bị hoặc nguy cơ ngắt mạch.
Đường điện tổng gặp sự cố gây chập, cháy điện
Khi Aptomat gặp sự cố ngắn mạch lớn, chập cháy trong đường điện tổng. Khi đó Aptomat sẽ tự động nhảy để bảo vệ hệ thống khỏi nguy cơ hỏa hoạn và đảm bảo an toàn ngay lập tức.
Điện bị rò rỉ xuống đất
Khi thấy tình trạng điện bị rò rỉ xuống đất, Aptomat có khả năng phát hiện và nhảy. Nhằm tránh được nguy cơ giật điện cho người sử dụng và bảo vệ hệ thống.
Aptomat bị lỗi trong quá trình sử dụng
Nếu Aptomat bị hỏng hoặc gặp vấn đề về lỗi kỹ thuật trong quá trình sử dụng. Nó có thể không được lắp đặt và hoạt động đúng cách. Chính vì vậy việc bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra kỹ thuật định kỳ có thể giúp ngăn chặn tình trạng này.
Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng khi Aptomat bị nhảy điện
- Bước 1: Các bạn cần chuẩn bị các công cụ cần thiết như tua vít, máy khoan, 1 Aptomat mới. Ngoài ra còn chuẩn bị thêm Aptomat chống giật và đồng hồ đo điện.
- Bước 2: Hãy ngắt hết tất cả các nguồn điện ở các thiết bị đang sử dụng và bật Aptomat lên. Nếu như thấy Aptomat không nhảy có nghĩa là vấn đề nằm ở các thiết bị điện trong nhà. Ngược lại Aptomat nhảy lúc này chúng ta tiến hành sửa chữa.
- Bước 3: Lúc này cần tháo các công tác và ổ cắm điện. Nên để đầu cắm và đầu cắm nguồn điện cách xa nhau. Tiếp theo đó sử dụng băng keo cách điện để kết nối chúng lại với nhau. Bật Aptomat lên và nếu nó vẫn nhảy liên tục thì khả năng cao nguyên nhân xuất phát từ đường dây điện âm tường.
- Bước 4: Hãy kết nối trực tiếp Aptomat chống giật vào nguồn điện đầu vào. Tiếp theo lắp từng đoạn dây dẫn điện vào đầu ra của Aptomat chống giật một cách chính xác. Khi này nếu Aptomat chống giật nhảy khi kết nối với 1 đoạn dây. Thì nguyên nhân có thể do đoạn dây bị hỏng.
- Bước 5: Lúc này thay thế đoạn dây điện cũ bằng dây điện mới và luồn nó vào trong tường. Có thể sử dụng máy khoan để tạo 1 lỗ cho đoạn dây điện mới. Cuối cùng bạn lắp lại các công tắc và ổ cắm điện một cách hoàn chỉnh.
Lưu ý: Chúng tôi không khuyến khích bạn thực hiện tại nhà nếu không nắm rõ nguồn điện trong nhà được bố trí ra sao nhé.
Aptomat có phải là một thiết bị thông minh hay không?
Theo nghiên cứu một số tổ chức đã xem xét và giám sát của nguyên lý hoạt động của Aptomat từ xa. Trong tương lai các mẫu Aptomat mới và thông minh sẽ được ra đời. Nó có thể điều khiển, bật tắt, giám sát dòng điện đi qua. Có thể tự điều chỉnh giới hạn dòng điện ngay trên điện thoại kết nối không dây. Những thiết bị và kế hoạch này đang dần được nghiên cứu và thử nghiệm để ứng dụng trong các ngôi nhà thông minh.
Tổng kết
Tóm lại bài viết trên Wikihay đã giới thiệu cho mọi người những kiến thức và thông tin về “Aptomat là gì?”. Đồng thời hiểu rõ được nguyên lý hoạt động của thiết bị này. Hy vọng qua đây các bạn có hiểu được vai trò quan trọng của Aptomat đối với nguồn điện. Đừng quên cập nhật và theo dõi các bài viết sau tại website wikihay.net để biết thêm nhiều điều thú vị nhé.
Để lại một bình luận