Mới đây căn bệnh bạch hầu đã trở lại và có sự phát triển lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng. Hiện nay đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên tại Nghệ An thức tỉnh hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Vậy bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân và biểu hiện như thế nào? Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Wikihay nhé.
Bệnh bạch hầu là gì?
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nó có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu long, thanh quản và mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh bạch hầu
Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân chính và trực tiếp gây ra căn bệnh nguy hiểm này đó chính là giọt bắn lơ lửng trong không khí từ bệnh nhân nhiễm bạch cầu. Khi ho hoặc hắt xì sẽ tạo ra một màn hơi chứa các giọt nước bị nhiễm khuẩn. Từ đó mọi người xung quanh có thể hít phải vi khuẩn. Bệnh bạch hầu lan rộng chủ yếu qua con đường này. Đặc biệt trong môi trường đám đông nhiều người như trường học, bệnh viện, hội trường,…
Nguyên nhân gián tiếp
Chúng ta thường không để ý đến việc dùng chung đồ đạc cá nhân như khăn, cốc nước hoặc tất cả các đồ bệnh nhân nhiễm bạch hầu đã qua sử dụng. Đây chính là nguyên nhân kiến tạo khiến chúng ta bị nhiễm căn bệnh này. Các bạn cần lưu ý nhé. Hoặc thậm chí chúng ta cũng có thể bị nhiễm khi tiếp xúc với những vết thương bị nhiễm khuẩn bạch hầu.
Các loại bệnh bạch hầu
- Bạch hầu hô hấp: là dạng phổ biến nhất. Khi vi khuẩn tấn công trực tiếp vào niêm mạc, mũi, hầu, họng hoặc dây thanh quản. Gây ra các triệu chứng tương ứng với các vị trí.
- Bạch hầu ở da: Một số trường hợp ở da như phát ban, loét hoặc có mụn nước. Nó thường xuất hiện ở các vùng có khí hậu nhiệt đới hoặc những nơi độ ẩm cao, điều kiện sống ô nhiễm.
Các biểu hiện của căn bệnh bạch hầu
Khởi phát triệu chứng của bệnh bạch cầu rất giống với những dấu hiệu của bệnh cảm – viêm mũi, viêm họng bình thường: Sốt – đau họng – ho – sổ mũi.
Các biểu hiện của triệu chứng bệnh bạch hầu thường xuất hiện sau khoảng từ 2-5 ngày. Sau khi bạn tiếp xúc với người bệnh hoặc vùng dịch tễ. Điển hình như có các đặc trưng sau:
- Có màng nhầy màu xám bao phủ vùng họng và amidan.
- Đau họng và khản tiếng.
- Khó nuốt, khó thở
- Sưng các hạch vùng cổ.
- Khó thở hoặc thở gấp, thở nhanh nông
- Sổ mũi
- Sốt
- Sốt kèm ớn lạnh.
- Toàn thân đau nhức và mệt mỏi.
- Còn với bệnh bạch hầu ở da có thể gặp tình trạng da sưng, đỏ, đau, loét và chứa nhiều mụn nước.
Biến chứng của bệnh bạch hầu
Nếu như chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời thì căn bệnh bạch hầu sẽ để lại rất nhiều các biến chứng nguy hiểm và khó lường.
Biến chứng về đường hô hấp
Bạch hầu được xác định là do độc tố của vi khuẩn gây ra. Nó bao quanh và dần hủy hoại mô ngay tại vùng nhiễm khuẩn thường là mũi và cổ họng. Tại những vị trí này, nó sẽ tạo thành các màng màu xám, dai nhầy và dính chặt dễ gây chảy máu. Đây là màng chứa các tế bào chết vi khuẩn và các chất khác. Có thể từ đó gây ra cản trở bít tắc đường hô hấp, nghẹt thở, suy hô hấp và tử vong.
Biến chứng về thần kinh
Các vi khuẩn sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Viêm dây thần kinh vận động và sẽ phục hồi hoàn toàn. Chủ yếu là thần kinh tại các vùng họng, khó thở và khó nuốt. Độc tố bạch hầu phá hủy thần kinh khiến cho các cơ hỗ trợ bị liệt. Từ đó bệnh nhân phải sử dụng máy thở hoặc các dụng cụ hỗ trợ chuyên sâu. Tỉ lệ tử vong hiện nay là 3-5%.
Biến chứng về tim mạch
Nếu không được điều trị kịp thời các vi khuẩn có thể di chuyển xuống tim và gây bệnh tại đây. Viêm cơ tim (Myocarditis). Tổn thương tim do viêm cơ tim có thể ở mức độ nhẹ. Hoặc nặng hơn, đưa đến suy tim ứ huyết và đột tử.
Cách điều trị bệnh bạch hầu
- Bệnh nhân bạch hầu cần được nhập viện và điều trị ngay lập tức trước khi bệnh có diễn biến xấu. Việc điều trị y tế bao gồm truyền chất kháng sinh nhằm tiêu diệt bạch hầu. Kháng sinh giúp diệt vi khuẩn trong cơ thể, làm sạch những ổ nhiễm trùng.
- Kháng độc tố Antitoxin: Khi xét nghiệm và đưa ra kết quả bị nhiễm bạch cầu các bác sĩ cần cho dùng kháng độc tố. Kháng độc tố bạch hầu được chích vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Để trung hòa độc tố của vi khuẩn đang lưu hành trong cơ thể.
- Bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, kháng histamin hoặc thuốc giãn cơ thanh quản. Để giảm bớt các triệu chứng của bệnh bạch hầu như sốt, đau họng, khó thở
- Ngoài ra bệnh nhân khi bị nhiễm bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Uống nước thường xuyên, ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể được bù chất. Nếu khó nuốt thì cần truyền dịch qua tĩnh mạch.
Cách phòng ngừa căn bệnh bạch hầu
- Cách phòng bệnh quan trọng và có hiệu quả nhất đó chính là tiêm vacxin ngừa Uốn ván và Ho gà.
- Vaccine 3 trong 1 three-in-one vaccine được biết là Vaccine ngừa Bạch hầu, Uốn ván và Ho gà.
- Vắc vắc xin bạch hầu – uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao. Chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập
Cách phân biệt bệnh bạch hầu với các căn bệnh viêm họng, viêm amidan
Bệnh bạch hầu
- Sốt không cao
- Có các biểu hiện nhiễm độc, da tái xanh, mệt mỏi, li bì, trẻ con thì sẽ quấy khóc, biếng ăn
- Ho có tiếng kêu ông ổng, kèm theo các triệu chứng khó thở, khàn tiếng
- Giả mạc ở vùng hầu họng có màu trắng ngà. Sau đó có màu vàng nhạt, rất dai, có chất nhầy và khó bóc tách. Nếu lấy ra sẽ bị chảy máu.
Bệnh viêm họng, amidan
- Có sốt thậm chí sốt cao
- Khi ho sẽ cảm giác đau rát họng, nuốt nước bọt sẽ đau.
- Có giả mạc ở vùng hầu họng, rất dễ lấy ra, không chảy máu.
- Tổn thương do vi khuẩn khác gây ra thì thường có mủ ở họng…
Tổng kết
Như vậy bài viết vừa xong Wikihay đã chia sẻ đến bạn về căn bệnh bạch hầu. Mong rằng qua đây bạn sẽ hiểu rõ hơn “ Bạch hầu là gì?” từ đó có phương pháp điều trị và bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh một cách tốt nhất. Cảm ơn đã đọc hết bài viết của chúng tôi.
Để lại một bình luận