Trầm cảm là bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới thường gặp ở mọi lứa tuổi. Căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần, thể chất và cả chức năng sống. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và cách điều trị ra sao? Vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Wikihay nhé.
Bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến. Biểu hiện qua tâm trạng chán nản và mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày trong một thời gian dài. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội, gia đình. Đây không chỉ là những cảm xúc thoáng qua mà còn là một tình trạng y khoa cần được chẩn đoán và điều trị.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế (WHO) thì cứ 20 người bình thường sẽ có một người đã từng có giai đoạn trầm cảm trong năm trước. Tính đến hiện tại có khoảng 280 triệu người trên toàn cầu mắc phải rối loạn này. Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới. Đặc biệt có thể xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh.
Nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm
Do di truyền
Các nghiên cứu về gia đình và sinh đôi cho thấy gần 40% sự khác biệt giữa các cá nhân về nguy cơ mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng là do yếu tố di truyền. Điển hình là vào năm 2018 một nghiên cứu về bộ gen đã phát hiện 44 biến thể có liên quan đến nguy cơ trầm cảm. Tiếp theo vào năm 2019 con số này tăng lên thành 102 biến thể gen. Bởi vậy nên nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì nguy cơ sẽ mắc căn bệnh này cao hơn.
Do bệnh lý hoặc các chấn thương
Người từng bị ảnh hưởng bởi những chấn thương, viêm não hay u não thì rất có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm do cấu trúc nào bị tổn thương. Họ rối loạn về tâm trạng, khả năng chịu áp lực kém. Từ đó dễ dàng gây ra các rối loạn về cảm xúc. Nó cũng là nguyên nhân khiến các bệnh lý khác trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn nhiều.
Sử dụng liên tục các chất kích thích
Các chất kích thích gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá, ma túy,…đều có chung thành phần gây ra cảm giác sảng khoái, giải tỏa tạm thời. Sau đó khi người dùng sử dụng ngày một nhiều dẫn đến phụ thuộc. Sẽ khiến cho thần kinh bị ảnh hưởng lớn, khiến con người ta dễ đi vào trạng thái trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, giảm sút trí lực.
Do stress kéo dài
Có thể nói đây là một nguyên nhân lớn gây ra căn bệnh trầm cảm. Người bệnh có thể bị áp lực triền miên, không thể tự giải quyết. Ngoài ra họ còn có thể bị tác động từ bên ngoài. Như sốc tâm lý, mâu thuẫn các mối quan hệ xã hội, công việc.
Dấu hiệu bị bệnh trầm cảm
Dấu hiệu của trầm cảm sẽ thể ở từng mức độ khác nhau, từng đối tượng. Nó không chỉ là thể hiện ở cảm xúc người bệnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tinh thần. Dưới đây là các triệu chứng điển hình và phổ biến khi mắc bệnh trầm cảm.
- Cảm xúc tồi tệ, buồn và trống rỗng
- Hay có thái độ giận dữ, cáu kỉnh và đôi khi là chỉ vấn đề nhỏ cùng khiến họ thất vọng, chán nản
- Không còn hứng thú, hào hứng với các hoạt động thường ngày
- Hay lo lắng, cảm thấy bản thân tội lỗi và hay tự trách mình
- Chán ăn, sụt cân hoặc thèm ăn, tăng cân mất kiểm soát
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ ngày quá nhiều
- Khi làm việc không có năng lượng, mệt mỏi.
- Suy nghĩ linh tinh, ăn nói không còn được lưu loát cả trong suy nghĩ.
- Khó tập trung, đưa ra những quyết định tức thời. Đặc biệt giảm sút khả năng ghi nhớ.
- Gặp các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, đau lưng, khó chịu nôn nao trong người
- Thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực. Nghĩ nhiều về cái chết, cách tự tử hoặc cố gắng tự tử.
Đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh trầm cảm
Người bị sang chấn tâm lý
Nhóm người này khi họ vừa trải qua biến cố lớn trong cuộc đời đến một cách quá đột ngột. Khiến họ cảm thấy áp lực, lúng túng và không thể nào nghĩ ra được phương pháp giải quyết. Từ đó chỉ xoay quanh những suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy chán nản và bất lực rồi dần bị trầm cảm.
Phụ nữ khi mang thai hoặc sau khi sinh con
Thời gian mang thai và sau khi sinh con vô cùng nhạy cảm đối với người phụ nữ. Bởi những thay đổi nhanh chóng về hoocmon, tâm sinh lý, lối sống đảo lộn. Dẫn đến những bất ổn trong cuộc sống góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm nặng hơn.
Người đang ở tuổi vị thành niên
Ở độ đuổi đang còn là học sinh, sinh viên rất dễ bị áp lực đồng trang lứa. Ví dụ điển hình như các vấn đề học tập thi cử. Ngoài ra phía cha mẹ, thầy cô gây thêm nhiều sức ép, dồn nén lâu ngày sẽ dẫn đến trầm cảm.
Người nghiện, lạm dụng các chất kích thích
Những con nghiện sẽ trở nên ảo tưởng, ảo giác và chìm đắm trong các chất gây nghiện. Khi không còn đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu sẽ vô cùng khó chịu, bứt rứt. Dẫn đến các dấu hiệu trầm cảm nặng nề.
Người dễ bị tổn thương
Nhóm người này có thể là bị khuyết tật, chấn thương hoặc có mặc cảm về ngoại hình không được như mọi người. Họ rất dễ cảm thấy tổn thương, lo sợ về lời nói, ánh mắt, đàm phán từ xung quanh. Thường hay nhạy cảm và suy nghĩ nhiều.
Cách điều trị bệnh trầm cảm
Điều trị hóa dược
Đây được coi là phương pháp điều trị bệnh trầm cảm. Theo nghiên cứu khoa học cho thấy thuốc chống trầm cảm có hiệu quả tốt nhất khi đang ở mức trung bình đến nặng. Các thuốc phổ biến được dùng điều trị trầm cảm thường là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc. Hoặc là thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamine oxidase, thuốc chống trầm cảm không điển hình.
Điều trị tâm lý
Đây được coi là liệu pháp chữa trị có khả năng điều chỉnh những rối loạn, bất thường về tư duy, hành vi và cảm xúc. Thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Tâm lý trị liệu mang đến những cải thiện tích cực đối với bệnh nhân bị trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,…Có hiệu quả đối với mức độ trầm cảm nhẹ
Điều trị liệu pháp sốc điện (ECT)
ECT được cân nhắc cho những trường hợp kháng thuốc và trầm cảm nặng gây ra hành vi, ý nghĩ tự sát. Phương pháp này giúp thay đổi hoạt động của não bộ, kích thích sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin hay dopamin.
Tổng kết
Trên đây Wikihay đã gửi đến bạn những thông tin về căn bệnh trầm cảm. Qua đó bạn có thể hiểu hơn về bệnh trầm cảm là gì? Phát hiện ra các dấu hiệu và sớm chủ động điều trị hiệu quả nhất. Đừng quên theo dõi và cập nhật các thông tin hay ho khác nhé.
Để lại một bình luận