Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng thì cụm từ “ big data” được xuất hiện rất nhiều. Đây chính là sự tất yếu của cuộc bùng nổ thị trường Internet. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm vững và hiểu sâu được “Big data là gì?” Hãy cùng Wikihay tìm hiểu ngay câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.
Big data là gì?
Big data chính là thuật ngữ chỉ dữ liệu lớn, có sức chứa khổng lồ và vô cùng phức tạp đến mức khó có thể xử lý được bằng phương pháp truyền thống. Các doanh nghiệp sử dụng nó để phân tích, chuyển hóa thành thông tin quan trọng để giải quyết các vấn đề liên quan.
Đặc điểm của Big data là gì?
Volume: khối lượng dữ liệu
- Các doanh nghiệp thu thập dữ liệu cho Big data từ nhiều nguồn khác nhau. Điển hình như từ các giao dịch, thiết bị công nghệ, hình ảnh, video, âm thanh,..
- Trước đây để lưu trữ hồ sơ tất cả các dữ liệu đó rất tốn kém nhưng hiện nay việc này đã rẻ hơn rất nhiều. Đó chính là nhờ sử dụng các hồ sơ dữ liệu, dữ liệu đám mây để giảm bớt gánh nặng.
Velocity: vận tốc xử lý
- Thường thì tốc độ của luồng dữ liệu trực tiếp vào bộ nhớ cao hơn so với khi được ghi vào đĩa. Đặc biệt là ngày nay với sự phát triển của loT, các luồng giữ liệu truyền tải với tốc độ cực nhanh. Chúng phải được xử lý kịp thời.
Variety: tính đa dạng, linh hoạt
- Đặc điểm tiếp theo của Big data đó chính là tính đa dạng và linh hoạt. Dữ liệu được thu thập ở nhiều hình thức khác nhau từ dữ liệu nhiều số. Có cấu trúc trong cơ sở từ dữ liệu truyền thống đến tài liệu văn bản, cấu trúc ghi âm, email, video. Hoặc thậm chí là mã chứng khoán và các giao dịch tài chính.
Quá trình hình thành Big data
- Big data được hình thành từ khoảng thập kỷ 80-90 của thế kỷ XX. Năm 1984 tập đoàn Teradata đã tung ra thị trường hệ thống xử lý, phân tích dữ liệu song song DBC 1012. Đây là một trong những hệ thống xử lý dữ liệu đầu tiên để lưu trữ, phân tích đến 1 Terabyte dữ liệu vào năm 1992.
- Sau 1 thời gian nghiên cứu và phát triển thì năm 2004 Google cung cấp một mô hình xử lý song song và phát hành những ứng dụng liên quan đến xử lý lượng dữ liệu khổng lồ. Hiện nay, nhờ có Internet of Things mà khối lượng Big Data ngày càng lớn với tốc độ nạp vô cùng nhanh chóng. Giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh và phục vụ khách hàng tốt hơn .
Các loại dữ liệu lớn của Big data
Dữ liệu cấu trúc
Đây được xem là dữ liệu đơn giản nhất để quản lý và tìm kiếm. Nó là những dữ liệu có thể truy cập, xử lý và lưu trữ ở định dạng cố định. Các thành phần của dữ liệu có cấu trúc được phân loại dễ dàng. Cho phép các nhà thiết kế và quản trị viên cơ sở dữ liệu xác định các thuật toán đơn giản để tìm kiếm và phân tích. Ví dụ các công nghệ, kỹ thuật xử lý dữ liệu truyền thông như SQL và ELT có thể được sử dụng để xử lý big data có cấu trúc.
Dữ liệu phi cấu trúc
Big data phi cấu trúc là các dữ liệu không có cấu trúc rõ ràng và không thể được lưu trữ trong các bảng hay cơ sở dữ liệu truyền thống. Loại dữ liệu này hỗn loạn, khó xử lý, khó hiểu và đánh giá. Nó không có cấu trúc cố định và có thể làm thay đổi vào những thời điểm khác nhau. Ví dụ những bài đăng trên các trang mạng xã hội. các tập tin đều là các dạng dữ liệu phi cấu trúc.
Dữ liệu bán cấu trúc
Big data bán cấu trúc là sự kết hợp giữa dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc. Ví dụ dễ hiểu đó chính là các bài đăng có thể chứa các thông tin người dùng. Địa chỉ email hay số điện thoại. Nhưng cũng có thể chưa các hình ảnh, video không có cấu trúc.
Vai trò của Big data trong doanh nghiệp
Định lượng và tối ưu hóa hiệu suất cá nhân
- Nhờ các thiết bị di động thông minh như hiện nay mà thông tin và các dữ liệu cá nhân có thể thu thập dễ dàng. Những hành vi mới nhất của khách hàng.
- Từ đó các nhà quản lý có thể định hướng chiến lược, đưa ra biện pháp và kế hoạch mới trong tương lai gần.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng
- Big data giúp doanh nghiệp phân tích, thấu hiểu và nhắm đúng khách hàng mục tiêu. Hiểu được hành vi, xu hướng mua hàng của khách hàng. Đồng thời dự đoán tình hình thị trường tương lai để đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn. Big data cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu của họ mà không phải chi nhiều tiền cho các chiến dịch quảng cáo không hiệu quả. Khi các doanh nghiệp sử dụng những nghiên cứu này thì có thể đưa ra các chiến lược tiếp thị và mục tiêu chính xác. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng.
Nâng cao an ninh và giảm thiểu rủi ro
- Big data được áp dụng trong việc cải thiện bảo mật và an ninh mạng. Góp phần thực hiện các quy định của pháp luật. Rất nhiều các công ty, doanh nghiệp lớn sử dụng các phân tích dữ liệu lớn để phát hiện kịp thời ngăn chặn các giao dịch phi pháp. Giảm thiểu tối ưu sự rủi ro từ môi trường bên ngoài tác động.
Tăng cường sự thích nghi và sáng tạo đổi mới
- Việc phân tích và nắm bắt được dữ liệu Big data có thể hỗ trợ được các doanh nghiệp trở nên sáng tạo và dễ thích nghi hơn trên thị trường. Từ đó họ có thể hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh và xử lý tình huống của khách hàng một cách hiệu quả, linh hoạt hơn. Ngoài ra dựa vào đây các doanh nghiệp cũng có thể đánh giá được rủi ro, nâng cao sản phẩm.
Tối ưu hóa giá cả
- Việc định giá sản phẩm, dịch vụ luôn là điều rất quan trọng nhưng lại vô cùng gian nan và khó khăn. Bởi vì trước đó doanh nghiệp có thể dựa trên các phân tích dữ liệu về giá cả cạnh tranh với đối thủ. Nhờ có Big Data mà công cuộc nghiên cứu, thu thập dữ liệu trên trở nên dễ dàng, nhanh chóng. Giúp doanh nghiệp định giá một cách chính xác, hiệu quả hơn.
Những khó khăn khi làm việc với Big data
Thách thức đến từ Big data
- Đó chính là khối lượng quá lớn và tăng nhanh một cách đáng kể. Khối lượng dữ liệu được tăng gấp nhiều lần khiến việc lưu trữ gặp nhiều khó khăn. Các công ty tổ chức vấn luôn cố gắng để bắt kịp với sự tăng trưởng nhanh.
- Ngoài ra hạn chế nữa đó chính là lượng dữ liệu lớn nên đôi khi chất lượng không được đảm bảo. Nhiều dữ liệu lỗi, gây khó khăn trong việc xử lý và chọn lọc.
Chi phí về Big data
- Không thể phủ nhận được lợi ích mà Big data đem lại nhưng chi phí đầu tư vào nó rất lớn và nhiều người vấn chưa khai thác được hết tối ưu công dụng của nó.
- Một số doanh nghiệp lớn đã đầu tư hàng tỷ đô cho Big Data để có được thông tin quan trọng. Nhưng chỉ có dưới 40% nhân viên thật sự hiểu và tận dụng được lượng dữ liệu này, dẫn đến việc lãng phí tài nguyên.
Thông tin không được đảm bảo
- Một số các nhà nghiên cứu cho rằng khi các nhà quản lý của các doanh nghiệp quá phụ thuộc vào dữ liệu Big data cung cấp. Có thể gây ra bệnh chủ quan, và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng.
Quy trình hoạt động của Big data là gì?
1. Xây dựng chiến lược Big data
Xây dựng Big Data là một kế hoạch được thiết kế giúp bạn giám sát, cải thiện thu thập, lưu trữ, quản lý, chia sẻ và sử dụng dữ liệu của doanh nghiệp. Khi phát triển các chiến lược Big Data quan trọng cần phải xem xét các mục tiêu và đưa ra các chiến lược, sáng kiến trong hiện tại cũng như tương lai của doanh nghiệp.
2. Xác định các nguồn của Big data
Dữ liệu truyền trực tiếp: Là những dữ liệu mang đến từ IoT và các thiết bị được kết nối vào hệ thống công nghệ thông tin. Ví dụ như từ các thiết bị thông minh như điện thoại, ô tô. Sau đó được truyền đến có thể phân tích và ra quyết định dữ liệu.
- Dữ liệu Social Media (Facebook, YouTube, Instagram,…): Nguồn mạng xã hội cung cấp cho dữ liệu Big data ở dạng hình ảnh, văn bản, âm thanh,.. Rất hữu ích cho các chức năng tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng.
- Dữ liệu có sẵn được công bố: Là loại dữ liệu, thông tin được công bố rộng rãi và công khai trên các phương tiện thông tin chính thức như trang web của chính phủ các nước…
- Dữ liệu khác: Là những dữ liệu từ khách hàng, nhà cung cấp hoặc lưu trữ đám mây…
3. Truy cập, quản lý và lưu trữ Big data
Đây là giai đoạn chuyển dữ liệu từ trạng thái thô sang định dạng có thể sử dụng . Thường là thông qua việc sắp xếp, tổng hợp, gộp. Thậm chí áp dụng các chức năng và thuật toán tiên tiến hơn. Sau đó, các bộ dữ liệu kết quả được lưu trữ để xử lý thêm. Hoặc chuẩn bị cho giai đoạn sử dụng thông qua các công cụ trực quan hóa dữ liệu và nghiệp vụ thông minh.
4. Tiến hành phân tích dữ liệu
Với các công nghệ hiệu suất cao như điện toán lưới hoặc phân tích trong bộ nhớ. Các doanh nghiệp có thể chọn sử dụng tất cả các dữ liệu lớn của họ để phân tích. Người dùng cuối có thể sử dụng dữ liệu kết quả dưới dạng “dự đoán” thống kê.
5. Dựa trên dữ liệu đưa ra quyết định.
Cần nắm bắt toàn bộ giá trị của dữ liệu lớn và hoạt động theo hướng dữ liệu. Để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu đã được chứng minh rõ ràng. Dựa trên dữ liệu sẽ hoạt động tốt hơn, dễ dự đoán hơn và sinh nhiều lợi nhuận hơn.
Tổng kết
Bài viết vừa trên Wikihay đã gửi đến bạn tất tần tật các thông tin chi tiết về “Big data là gì?”. Qua đây hy vọng bạn có thể hiểu được ý nghĩa và các thuật ngữ liên quan vấn đề này. Vận dụng dữ liệu này một cách hiệu quả và năng suất nhất. Hãy thường xuyên theo dõi và cập nhật thêm để biết các thông tin thú vị khác nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.
Để lại một bình luận