Hiện nay việc vận chuyển hàng hóa ngày càng trở nên đa dạng với nhiều phương thức khác nhau. Trong đó phải kể đến FCA, đây là một thuật ngữ chuyên ngành dùng để thay thế Free On Board (FOB) trong vận tải. Nhưng để hiểu sâu được cách hoạt động và ý nghĩa thực sự của “FCA là gì?” thì không phải ai cũng biết. Tại bài viết dưới đây Wikihay sẽ giải đáp tất cả thắc mắc xoay quanh cụm từ FCA.
FCA là gì?
FCA là cụm từ viết tắt của từ Free Carrier được dịch ra tiếng việt có nghĩa là giao cho người chuyên chở. Đây là một trong những điều khoản của Incoterms 2010. Điều kiện này quy định người xuất khẩu chịu trách nhiệm việc đóng gói hàng hóa. Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình khi giao hàng cho người chuyên chở do người mua thuê. Lúc này mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua.
Tóm lại nói một cách đơn giản và dễ hiểu như sau:
- Người bán sẽ chịu trách nhiệm thông quan sản xuất. Người mua sẽ chịu trách nhiệm thông quan hàng nhập.
- Người mua sẽ phải thuê phương tiện vận tải chở hàng hóa. Khi đưa hàng đến tay đơn vị vận chuyển thì người mua sẽ phải chịu rủi ro và phí tổn thất và trả cước vận tải.
- Giao hàng đến địa điểm giao hàng như kho người bán, sân bay đi, cản xuất.
Nội dung điều kiện FCA trong Incoterms 2020
Về phương thức vận tải
Phương thức vận tải khá đa dạng và áp dụng cho mọi vận tải đa phương tiện. Điển hình như hàng không, đường bộ, đường thủy, đường sắt,…
Chuyển giao hàng hóa và rủi ro
Giao tại xưởng bán: Người bán phải bốc xong hàng lên xe tại xưởng bán thì người bán mới hết chịu trách nhiệm rủi ro. Sau khi hàng hóa được chuyển giao sau, xếp đầy đủ lên phương tiện do người mua hàng chỉ định.
Không giao tại xưởng bán: Nếu địa điểm giao hàng không phải là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao sau khi được đặt dưới quyền kiểm định đoạt. Hoặc có thể do người mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người ván chở đến nơi giao hàng và sẵn sàng dỡ xuống.
Nơi giao hàng hoặc địa điểm giao hàng cụ thể
Các bên phải quy định rõ ràng, cụ thể địa điểm giao hàng tại nơi đã được chỉ định. Từ đó giúp người bán và người mua xác định rõ ràng chi phí và rủi ro các bên phải chịu. Khi 2 bên không thỏa thuận địa điểm cụ thể thì người bán có thể lựa chọn điểm giao phù hợp nhất.
Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu và nhập khẩu
Trong các điều kiện FCA quy định người bán có trách nhiệm trong việc thông quan xuất khẩu. Nhưng người bán lại không có trách nhiệm phải thông quan nhập khẩu hay quá cảnh. Ngoài ra đơn vị bán không trả thuế nhập khẩu và các chi phí liên quan đến thủ tục thông quan nhập khẩu.
Vận đơn với dấu On -board khi sử dụng điều kiện FCA.
FCA là điều kiện cho mọi phương thức vận tải và vận tải đa phương thức được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, điều khoản của Incoterms 2020 có sự thay đổi về các điều kiện so với 2010. Bổ sung thêm quy định về việc người chuyên chở phải phát hành vận đơn có dấu cho người bán nếu người mua chỉ định.
Nghĩa vụ về chi phí của người bán và người mua về điều khoản FCA
Người bán chịu
- Tất cả các chi phí phát sinh khi chưa giao hàng tại địa điểm và thời gian đã thỏa thuận trước đó cho người mua
- Chịu chi phí để làm các thủ tục giấy xin phép xuất khẩu hoặc các giấy chứng nhận khác.
- Thuế và phí xuất khẩu
- Các chi phí phát sinh rào cản về thuế quan hoặc phi thuế quan
- Chịu thêm các khoản chứng nhận cho người mua. giấy xác nhận chứng từ
- Ngoài ra còn tất cả các chi phí kiểm soát hàng hóa như kiểm tra chất lượng, phí đóng gói và các tem nhãn hàng hóa.
- Chi phí vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng nếu nó không phải kho người bán .
- Xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải của người mua nếu địa điểm giao hàng tại kho người bán.
Người mua chịu
- Thanh toán đầy đủ tiền hàng theo hợp đồng được quy định trước đó
- Thuế và các chi phí nhập khẩu, quá cảnh nếu có phát sinh
- Cước vận chuyển từ địa điểm nhận hàng cho đến tận nơi giao.
- Phí vận chuyển hàng hóa ra khỏi phương tiện vận chuyển. Ngoài ra cả lúc xếp lên phương tiện chuyên chở bên mình.
- Phải bỏ chi phí nếu phát sinh hư hỏng, mất mát hàng hóa sau khi nhận hàng.
- Nếu không kịp nhận hàng vào thời gian quy định cũng phải chịu phí
- Chi khoản phí mua bảo hiểm hàng hóa nếu cần trong quá trình vận chuyển.
- Trả lại chi phí mà người bán đã bỏ ra để hỗ trợ người mua đưa hàng về điểm đích.
Trách nhiệm của người bán và người mua
Người bán
- Chuẩn bị giấy phép xuất khẩu, chi phí nộp thuế và lệ phí xuất khẩu
- Giao hàng tại địa điểm và trong thời gian quy định cho người vận tải đã được chỉ định do người mua.
- Cung cấp đầy đủ các bằng chứng về việc giao hàng cho người vận tải
- Người bán phải có trách nhiệm chi trả phí sản xuất, đóng gói hàng hóa, vận tải đến địa điểm chỉ định theo yêu cầu.
Người mua
- Người mua có trách nhiệm chỉ định người vận tải
- Ký hợp đồng vận tải và trả cước cho bên vận chuyển chuyên chở
- Phải chịu rủi ro và tổn thất về hàng sau khi được người bán giao đến địa điểm đã hẹn.
- Đặc biệt phải có trách nhiệm chi trả phí thông quan hàng hóa 2 đầu xuất và nhập. Ngoài ra tất cả các chi phí được liệt kê khác.
- Người bán được chấm dứt trách nhiệm khi nào
Ưu, nhược điểm của FCA
Ưu điểm
- Bên xuất khẩu sẽ có thể nâng cao giá bán của lô hàng bởi các chi phí phát sinh trong quá trình thực nghiệm trách nhiệm
- Người mua sẽ được nắm rõ các chi phí thực tế trong quá trình vận chuyển và bốc xếp. Như vậy thì phí sẽ không bị bên bán chênh lệch quá cao.
- Trách nhiệm thông quan thuộc về bên xuất khẩu nên người không cần quan tâm và lo lắng về vấn đề này
Nhược điểm
- Người bán phải chịu nhiều rủi ro hơn
- Người mua cần mua bảo hiểm cho lô hàng. Và tiếp nhận rủi ro khi hàng hóa được giao và thông quan thành công.
- Người mua phải cung cấp địa chỉ giao hàng thực tế. Ngoài ra còn phải tiến hành sắp xếp vận chuyển lô hàng.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin liên quan đến FCA theo Incoterms 2020. Hy vọng qua đây bạn có thể hiểu rõ về chủ đề “FCA là gì?”. Cách vận hành và áp dụng nó hiệu quả và nhanh chóng nhất. Từ đó tăng cường phát triển kinh doanh và giảm thiểu rủi ro phát sinh. Hãy thường xuyên cập nhật Wikihay để biết thêm những kiến thức bổ ích khác nhé.
Để lại một bình luận