Lục địa có cấu trúc bề dày khoảng 70 km

Lục địa là gì? Tất tần tật thông tin về lục địa không nên bỏ qua

Địa lý luôn là môn học được nhiều người yêu thích bởi sự phong phú đa dạng các lĩnh vực, điều kiện, vị trí và sự biến đổi trên Trái Đất. Một trong những kiến thức đó chính là đại lục hay còn gọi là lục địa. Vậy lục địa là gì? Trái Đất có bao nhiêu lục địa? Hãy cùng Wikihay tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau nhé. 

Lục địa là gì? 

Lục địa được dịch ra tiếng Anh là Continent. Là một phần đất liền nằm trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất, được bao quanh bởi các đảo và đại dương. Lục địa chiếm tổng số diện tích khoảng hơn 148.647 triệu km2. Tương đương 29% diện tích bề mặt Trái Đất. Tính đến hiện nay trên thế giới có 7 lục địa chính thức đó là: Á, Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Úc và Nam Cực. Bảy lục địa thường được phân chia dựa trên diện tích địa lý nên có nhiều sự phân chia tùy tiện. Đây cũng chỉ là cách phân chia tương đối không mang tính tiêu chuẩn. 

Lục địa là gì?

Lục địa là gì?

Những khái niệm khác liên quan đến lục địa mà bạn không nên bỏ qua

1. Thềm lục địa là gì? 

Theo như được tìm hiểu thì thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Nó tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền. Các đảo và quần đảo cho đến mép ngoài của rìa lục địa. 

2. Rìa lục địa là gì? 

Rìa lục địa đó chính là đới chuyển tiếp giữa các lục địa và đại dương. Chúng được ngăn cách bởi vỏ đại dương của bồn đại dương với vỏ lụa địa dày hơn. Theo Công ước Liên Hợp Quốc định nghĩa rìa lục địa là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa quốc gia ven biển. Cấu thành đáy biển tương ứng với thềm, dốc và bờ. Cũng như dưới lòng đất dưới đáy biển của chúng. Lưu ý rìa lục địa không bao gồm các đáy đại dương ở độ sâu lớn với các dải núi đại dương của chúng. Rìa lục địa chiếm 28% diện tích vùng đại dương trên Trái Đất. 

Tìm hiểu về lục địa qua một số khía cạnh  

Về khía cạnh địa lý tự nhiên 

Ngoài cách hiểu như phần định nghĩa ở trên thì lục địa dưới cái nhìn địa chất học có thể kéo dài liên tục ra bên ngoài đường bờ biển đến khu vực thềm lục địa. Ngoài ra còn bao trùm các đảo trên thềm lục địa vì nó là một phần cấu trúc kéo dài của thềm lục địa. Chính vì vậy với cách hiểu này thì thì rìa của thềm lục địa chính là thềm của lục địa. Ví dụ như đảo Great Britain và Ireland là một phần của lục địa châu Âu. Trong khi Úc và đảo New Guinea là cùng một lục địa. 

Về khía cạnh văn hóa 

Khái niệm lục địa có thể vượt ra khỏi ranh giới thềm lục địa. Nó bao gồm các đảo trong đại dương và các mảnh vỡ của lục địa. Chính vì vậy nên Iceland được coi như là 1 phần của lục địa Châu Âu. Hay Madagascar là một phần của lục địa Châu Phi. Đặc biệt hơn hiện nay các nhà địa lý học đã xếp lục địa Á – Úc cùng với các quần đảo trong Thái Bình Dương thành 1 lục địa riêng gọi là Oceania.

Đặc trưng của lục địa

Đặc trưng của lục địa là có cấu trúc vỏ lục địa với bề dày 20 -70km. Có giới hạn dưới là ranh giới Moho. Lớp vỏ lục địa chủ yếu chứa các loại đá nhẹ như granit với tỷ trọng trung bình rơi vào khoảng 2,7-2,8g/cm3. Kiến tạo mảng là tiến trình địa chất chính trong việc gây ra chuyển động, va chạm và phân chia các khối lục địa.    

Lục địa có cấu trúc bề dày khoảng 70 km

Lục địa có cấu trúc bề dày khoảng 70 km

Sự phân bố của lục địa và đại dương có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Trái Đất?

Ảnh hưởng đến nhiệt độ

Đại dương có khả năng hấp thụ và giữ nhiệt nhanh hơn so với lục địa khá nhiều. Vì vậy các khu vực gần đại dương thường có biến động nhiệt độ hàng ngày và hàng năm ít hơn so với phía trong lục địa. Ngoài ra  đại dương khả năng làm mát hoặc làm nóng không khí. Ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ trung bình tại các khu vực gần đó. 

Ảnh hưởng đến mức độ ẩm 

Đại dương là nguồn nước lớn nên độ ẩm của không khí ở các khu vực gần đại dương thường cao hơn so với nội địa. Điều này dẫn đến lượng mưa nhiều hơn và khí hậu ẩm ướt tại các khu vực đối diện nó. 

Ảnh hưởng đến gió biển 

Sự chuyển động của không khí từ đại dương đến nội địa và ngược lại đã tạo ra hệ thống gió biển. Đây là điều quan trọng nó có thể làm mát hoặc làm nóng bờ biển. Tùy thuộc vào hướng gió và nhiệt độ của đại dương. 

<yoastmark class=

Ảnh hưởng đến sự phân bố của đất và nước 

Sự phân bố lục địa và đại dương đã ảnh hưởng ít nhiều đến cách mặt trời chiếu vào Trái Đất. Tạo ra các mùa và biến đổi trong cường độ ánh sáng mặt trời. Và còn ảnh hưởng đến nhiệt độ và thời tiết. 

Ảnh hưởng đến dòng biển

Dòng biển, dòng vận chuyển Đại Tây Dương có thể tác động lớn đến khí hậu của các khu vực gần bờ biển. Chính điều này tạo ra điều kiện khí hậu, nhiệt độ và mô hình mưa/ khô khác biệt. 

Tổng kết 

Như vậy là vừa rồi Wikihay đã giải thích và chia sẻ đến bạn các vấn đề xung quanh của lục địa. Hiểu được cách phân chia và đặc trưng của lục địa. Hy vọng qua bài viết với chủ đề “lục địa là gì?” đã giúp bạn nắm vững kiến thức. Có thêm nền tảng mới trong lĩnh vực địa lý. Đừng quên cập nhật và theo dõi các bài viết tiếp theo để biết thêm nhiều điều thú vị và bổ ích nhé. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi website wikihay.net. 

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *