MACD là gì?

MACD là gì? Khái niệm và cách tính MACD

Bạn đang có ý định là một nhà đầu tư tương lai, vẫn đang trong quá trình tìm tòi, học hỏi kiến thức xung quanh. Một trong những điều bạn cần nắm rõ đó chính là MACD. Đây là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu sắc hơn về xu hướng chuyển động của thị trường tài chính. Vậy MACD là gì? hãy cùng Wikihay khám phá ngay dưới bài viết này nhé

MACD là gì?

MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence. Đây là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến trong quá trình phân tích kỹ thuật của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối.

MACD là gì?

MACD là gì?

MACD được phát triển bởi Gerald Appel vào những năm 1970 và đã trở thành một công cụ quan trọng giúp các nhà đầu tư và nhà giao dịch phân tích và dự đoán xu hướng thị trường chứng khoán. Để xác định đường MACD, nhà đầu tư cần dựa vào độ chênh lệch của hai đường trung bình động (EMA) 12 ngày và 26 ngày

Cách tính MACD

Công thức để xác định chỉ báo MACD là:

MACD = EMA (12) – EMA (26)

  • MACD sẽ mang giá trị dương khi giá trị trung bình trượt chu kỳ 12 ngày lớn hơn giá trị trung bình trượt chu kỳ 26 ngày
  • MACD sẽ có giá trị âm khi giá trị trung bình trượt chu kỳ 12 ngày nhỏ hơn giá trị trung bình trượt chu kỳ 26 ngày

Các yếu tố tạo nên chỉ báo

Chỉ báo được tạo nên từ 3 thành phần: đường MACD, đường tín hiệu và biểu đồ MACD, chi tiết:

  • Đường tín hiệu: xác định các thay đổi trong động lượng giá và đóng vai trò là yếu tố kích hoạt tín hiệu mua và bán
  • Đường MACD: đo khoảng cách giữa hai đường trung bình động
  • Biểu đồ MACD: biểu thị sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu
MACD  viết tắt của từ gì?

MACD viết tắt của từ gì?

Cách dùng MACD

Các tín hiệu gợi ý mua/bán (các chấm xanh hoặc đỏ) được tạo ra khi các đường MACD giao cắt với đường tín hiệu. MACD cắt lên đường tín hiệu khi MACD âm sẽ cho tín hiệu gợi ý mua. Ngược lại MACD cắt xuống đường tín hiệu khi MACD dương sẽ cho tín hiệu gợi ý bán:

  • Các cột trên biểu đồ tần suất sẽ có màu xanh khi MACD nằm trên đường tín hiệu, màu đỏ khi MACD nằm dưới đường tín hiệu, có giá trị bằng khoảng cách giữa MACD và đường tín hiệu
  • Màu xanh và đỏ của biểu đồ tần suất cũng sẽ thay đổi độ đậm nhạt khi giá trị của cột tăng hoặc giảm so với cột trước đó. Khi giá trị của cột dương và tăng lên, màu xanh sẽ trở nên đậm. Ngược lại, khi giá trị cột dương và giảm, màu xanh sẽ trở nên nhạt. Tương tự khi giá trị cột là âm và giảm thì màu đỏ sẽ đậm hơn, và khi giá trị của cột tăng khi đang âm, màu đỏ sẽ nhạt đi

Một số hạn chế của chỉ số MACD

Dù đóng vai trò quan trọng và ứng dụng khá hiệu quả trong việc xác định xu hướng hay cung cấp thông tin về thị trường để đưa ra phân tích kỹ thuật hợp lý. Tuy nhiên, chỉ báo MACD vẫn tồn tại một số hạn chế dưới đây:

  • Sự phân kỳ/ hội tụ có thể báo hiệu được dấu hiệu đổi chiều nhưng lại không thể tránh khỏi những báo hiệu giả gây nhầm lẫn và tổn thất cho nhà đầu tư
  • Mỗi nhà đầu tư có thể cài đặt các chỉ số liên quan đến MACD theo sở thích và mục đích khác nhau nên số liệu thu được cũng phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người sử dụng. Do đó kết quả đường MACD đem lại cũng sẽ kém thực tế hơn
  • Các chỉ số MACD dễ xảy ra sự trễ nhịp giao nhau giữa các trung bình động. Từ đó dẫn đến việc đưa ra các tín hiệu cũng chậm hơn so với xu thế của thị trường
  • Chỉ báo MACD chỉ được sử dụng hiệu quả khi nhà đầu tư có sự nhạy bén với thị trường. Ngoài ra còn phụ thuộc một phần khi nắm được khung thời gian phù hợp nhất. Để làm được điều đó, nhà đầu tư cần nhiều trải nghiệm, học hỏi, lắng nghe tư vấn và chia sẻ từ các chuyên gia để rút ra được bài học cho bản thân
Hạn chế của MACD

Hạn chế của MACD

Kết hợp RSI và MACD

RSI là chỉ số sức mạnh tương đối, cho biết xu hướng giá của thị trường gần đây. Nếu RSI đang lớn hơn 70% tức là thị trường đang ở tình trạng quá mua (overbought). Còn nếu RSI đang dưới 30% thì thị trường đang bị quá bán (oversold)

MACD cho biết tương quan giữa hai đường EMA. Trong khi RSI cho thấy sự thay đổi giá, các mức giá cao và thấp gần đây. Hai chỉ báo này thường được sử dụng cùng nhau để cung cấp cho trader bức tranh đầy đủ hơn về thị trường.

Chúng ta có thể sử dụng cả RSI và MACD để bổ trợ cho nhau. Qua đó góp phần dự đoán xu hướng sắp tới của thị trường một cách chính xác hơn

Tổng Kết

Chỉ báo MACD chỉ được sử dụng hiệu quả khi nhà đầu tư có sự nhạy bén với thị trường. Wikihay đã chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin về câu hỏi “MACD là gì?”. Hy vọng nội dung cung cấp giúp ích đến bạn. Cảm ơn bạn đã đọc và theo dõi bài viết của chúng tôi. Đừng quên theo dõi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *