Xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, nhu cầu học tập, lầm việc ngày càng trở nên phong phú hơn. Nhắc đến một ngành học phổ biến và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các bạn trẻ đó chính là ngành truyền thông. Vậy “ngành truyền thông là gì?”. Ngành này có ưu điểm, thách thức gì không? Đây có phải ngành học đáng để theo đuổi trong xã hội hiện tại? Hãy cùng Wikihay tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu về ngành truyền thông là gì?
Truyền thông hay còn được biết đến là truyền thông đa phương tiện. Là một ngành học quan trọng hiện nay. Lĩnh vực truyền thông thường liên quan đến việc truyền tải thông tin, ý kiến đến tất cả mọi người qua nhiều kênh phương tiện truyền thông. Ví dụ như các trang mạng xã hội, truyền hình kỹ thuật số, báo chí, đài phát thanh,…. Mục đích của ngành truyền thông có thể lan tỏa, tuyên truyền mọi thông tin tới tất cả mọi người. Qua đó định hướng ý kiến dư luận, thúc đẩy phát triển, hợp tác và góp ích cho cộng đồng, xã hội.
Ở thời điểm hiện tại có nhiều trường đại học, cao đẳng, học viên đã và đang cung cấp chương trình đào tạo cho ngành học này. Một trong những trường top đầu đào tạo ngành truyền thông đó chính là Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Ngành học này sẽ phù hợp với những bạn đam mê sáng tạo, quay phi, chụp ảnh, sự kiện,…. Trong tương lai, ngành truyền thông sẽ trở thành một trong những ngành trọng điểm góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững.
Tổng hợp các lĩnh vực trong ngành truyền thông
Nhìn qua thì nhiều người cho rằng truyền thông sẽ chỉ gói gọn trong một số lĩnh vực như báo chí, biên tập viên truyền hình, quay phim, chụp ảnh. Nhưng đi sâu vào ngành thì truyền thông được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi lĩnh vực sẽ tương ứng với từng vị trí, công việc khác nhau. Hãy để wikihay bật mí đến bạn nhé.
Một số lĩnh vực trong ngành bao gồm:
1. Truyền thông đa phương tiện
Với lĩnh vực được gọi với cái tên là Multimedia. Lĩnh vực này thường tuyển dụng công việc là sản suất nội dung, thiết kế, quay phim, chụp ảnh. Truyền thông đa phương tiện sẽ tạo ra các sản phẩm truyền thông như hình ảnh, âm thanh, video được lan truyền rộng rãi trên mọi phương tiện hiện nay.
2. Truyền thông báo chí
Lĩnh vực được gọi là Journalism. Công việc chính của lĩnh vực này thường liên quan đến những vị trí như phóng viên, biên tập, biên tập viên. Hay phát thanh viên và người dẫn chương trình trên các đài truyền hình. Ví dụ như đài truyền hình của VTV hiện nay. Truyền thông báo chí thường sẽ thu thập, xử lý thông tin về đa dạng sự kiện trong đời sống, vấn đề xã hội.
3. Truyền thông thực hành
Communication Practice là thuật ngữ chuyên ngành của lĩnh vực truyền thông thực hành. Một số công việc liên quan đến lĩnh vực này là quan hệ công chúng, truyền thông Marketing, truyền thông sự kiện. Công việc của lĩnh vực truyền thông này thường sẽ gắn liền với những công cụ giúp các cá nhân, tổ chức. Và thương hiệu trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình.
4. Nghiên cứu truyền thông
Đây sẽ lĩnh vực thường được áp dụng trong chương trình hệ cao học của ngành. Nghiên cứu truyền thông sẽ gắn liền với những công việc như nghiên cứu thị trường, phân tích truyền thông hay lập kế hoạch, xây dựng chiến lược truyền thông. Đều là những công việc cần kiến thức, trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế áp dụng.
Trên đây là những lĩnh vực được phân loại chung của ngành truyền thông. Bên cạnh đó truyền thông còn được phân nhỏ theo từng ngành nghề khác nhau. Mỗi một ngành sẽ có bộ phận truyền thông riêng biệt.
Dự đoán xu hướng phát triển của ngành truyền thông trong tương lai ở Việt Nam
Trong nhiều năm gần đây, ngành truyền thông tại Việt Nam nhận được rât nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ. Ngành học này trở nên phổ biến và thịnh hành cũng là một điều hết sức bình thường. Bởi vì có nhiều vị trí làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó nhu cầu cần thiết trong xã hội hiện nay vô cùng cao.
Mỗi ngày, mọi người thường dành ra khoảng 1 – 3 tiếng thậm chí hơn 3 tiếng để đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn của mình. Và truyền thông thường là lĩnh vực mà giúp mọi người sẽ tìm đến nhiều nhất. Đọc báo, xem video, lướt web, nghe tin tức từ cái đài phát thanh,…. đều là những công việc của ngành truyền thông. Vì vậy, đây sẽ là một ngành học không bao giờ hết hot. Và sẽ không bị đào thải hay xảy ra tình trạng thất nghiệp. Nếu bạn chưa chọn được một ngành học phù hợp thì không nên bỏ qua ngành truyền thông nhé.
Ưu điểm của ngành học này bạn sẽ được thử sức, trải nghiệm trong môi trường sáng tạo, linh hoạt. Bên cạnh đó sẽ có nhiều cơ hội học hỏi, phát triển bản thân và làm quen với nhiều người. Còn hạn chế của ngành học này đó chính là dễ bị đào thải, đi lùi với xã hội nếu không có tinh thần cầu thị, cập nhật xu hướng mới. Cho nên trước khi lựa chọn học và theo đuổi một ngành nào đó. Thì bạn nên tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ nhé. Chúc bạn sẽ tìm được một ngành học phù hợp với mình.
Tổng Kết
Trên đây là bài viết của Wikihay về chủ đề “ngành truyền thông là gì?”. Với những thông tin này, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về ngành học này. Là một trong nhiều lĩnh vực thịnh hành, phổ biến trong xã hội hiện nay. Chắc chắn sẽ mang đến nhiều trỉa nghiệm tuyệt vời, cơ hội thăng tiến hấp dẫn trong tương lai. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại bạn trong chủ đề mới tiếp theo.
Để lại một bình luận