Kinh nguyệt là điều đặc biệt xảy ra đối với phái nữ. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 3-5 ngày trong 1 tháng khiến các chị em phụ nữ gặp rất nhiều rắc rối. Tuy nhiên nhiều người thực sự chưa biết PMS là gì? Dưới bài viết này Wikihay sẽ giải đáp cho bạn nhé
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì?
PMS là cụm từ viết tắt của Premenstrual syndrome hay chính là hội chứng tiền kinh nguyệt. PMS có biểu hiện gây mệt mỏi, khó chịu về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Chúng thường xảy ra trước thời kỳ kinh nguyệt cho đến ngày rụng dâu. Chúng sẽ biến mất ngay sau khi kì kinh đến trong vài ngày.
Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt
Theo nghiên cứu những người mắc phải hội chứng tiền kinh nguyệt là do sự mất cân bằng nội tố nữ estrogen và progesterone. Ngoài ra còn do một số chất trong cơ thể như: prostaglandin,..
Bên cạnh đó còn là do bạn căng thẳng, stress quá nhiều có thể làm các triệu chứng hội tiền kinh nguyệt nặng hơn. Một số trường hợp khác là do thiếu vitamin, khoáng chất hoặc do liên quan đến ăn mặn, uống nhiều đồ có cồn hay caffeine
Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây mệt mỏi và thay đổi về mặt tinh thần và thể chất:
Về mặt tinh thần
- Cảm thấy lo âu, bồn chồn, phiền muộn
- Hay bực tức, giận dỗi thậm chí là những chuyện nhỏ nhặt
- Vấn đề về giấc ngủ
- Giảm tập trung hoặc trí nhớ
- Thay đổi ngon miệng hoặc thèm ăn
Tâm trạng lên xuống thất thường - Thay đổi ham muốn tình dục
Về mặt thể chất
- Mọc mụn trứng cá, nổi mụn và các triệu chứng về da
- Ngực sưng và căng đau
- Bị tiêu chảy
- Hay bị đầy hơi
- Chuột rút
- Đau lưng
- Nhức đầu
- Dễ khó chịu hơn với tiếng ồn hoặc ánh sáng
- Đau bụng tiền kinh nguyệt
- Sưng mắt cá chân, bàn tay
Bạn nên làm gì để giảm các triệu chứng PMS?
- Bạn nên tập thể dục đều đặn thường xuyên trong 30 phút mỗi ngày nhé
- Ăn uống theo chế độ lành mạnh
- Ngủ đủ giấc
- Bạn cũng có thể tham khảo một số liệu pháp thư giãn mà bác sĩ đưa ra lời khuyên như: yoga, thiền, bài tập thở, massage,..
- Sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung như: vitamin E, canxi, axit béo,…
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ như thuốc ngăn ngừa rụng trứng: tránh thai nội tiết, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống trầm cảm,..
Đối tượng nào có nguy cơ dễ mắc bệnh PMS
- Bệnh PMS đặc biệt xảy ra đối với phái nữ. Đặc biệt là đối với phụ nữ từ 20-40 tuổi, bệnh PMS sẽ xảy ra thường xuyên hơn
- PMS hoàn toàn có thể bắt đầu ngay từ độ tuổi dậy thì, sau khi bạn có con hoặc khi bạn bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai
- PMS có thể do di truyền. Tuy nhiên khi mẹ bạn, bạn, chị gái hoặc em gái bạn đều bị nhưng sẽ có những triệu chứng khác nhau
- Những người có vấn đề về tâm thần, thường xuyên lo lắng, trầm cảm, bị stress trong cuộc sống
- Những người có chế độ ăn thiếu vitamin B6, calci, magie… Hay những người sử dụng quá nhiều caffeine, ít tập thể dục thể thao
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) kéo dài bao lâu?
Thường thì các dấu hiệu trên bắt đầu xuất hiện trước 1-2 tuần khi kì kinh nguyệt của bạn sắp đến cho đến khi bạn bắt đầu rụng trứng. Thời gian xuất hiện các triệu chứng PMS sẽ tùy thuộc từng người, dài hay ngắn khác nhau. Thời gian dài như thế ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, và nó trở nên nặng hơn khi kì kinh nguyệt bắt đầu
PMS không nhất thiết xảy ra hàng tháng trước mỗi kỳ kinh nguyệt. Mà nó có thể không xuất hiện trong 1-2 tháng sau đó các triệu chứng đó sẽ quay trở lại
Tổng Kết
Bài viết trên của Wikihay đã chia sẻ đến bạn tất tần tật thông tin liên quan đến PMS là gì. Hy vọng qua nội dung chia sẻ sẽ giúp ích đến bạn biết cách chăm sóc bảo vệ bản thân nhé. Cảm ơn bạn đã đọc và theo dõi bài viết của chúng tôi. Đừng quên theo dõi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và thú vị nữa nhé
Để lại một bình luận