Với thời đại hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển hơn và xâm chiếm lớn mạnh trong ngành y khoa. Việc xét nghiệm cũng được quan tâm rất nhiều trong việc chẩn đoán bệnh ung thư để kịp thời điều trị. Một trong các bước cơ bản của xét nghiệm đó chính là sinh thiết. Vậy sinh thiết là gì? Dưới bài viết này cùng Wikihay giải đáp thắc mắc ngay nhé
Sinh thiết là gì?
Sinh thiết là một xét nghiệm y khoa thường được thực hiện bằng phẫu thuật. Được thực hiện bằng việc lấy mẫu tế bào hoặc mô để đánh giá mức độ của bệnh. Sau khi được lấy ra khỏi cơ thể, các mô được kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán chính xác hơn
Đây là phương pháp có thể đánh giá toàn diện tình hình của bệnh, được thực hiện nếu các phương pháp đơn giản khác như xét nghiệm, nội soi, siêu âm, chụp ảnh không đem lại hiệu quả
Các loại xét nghiệm sinh thiết phổ biến
Sinh thiết tủy xương
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc những căn bệnh máu ác tính sẽ được yêu cầu xét nghiệm sinh thiết tủy xương. Đây là xét nghiệm được sử dụng để xác định các bệnh về ung thư, bệnh bạch cầu, thiếu máu, nhiễm trùng hoặc ung thư hạch. Sinh thiết tủy xương còn được sử dụng nhằm kiểm tra xem các tế bào ung thư từ một bộ phận khác trong cơ thể đã di căn đến xương hay chưa
Sinh thiết lỏng
Đây là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn với mục đích tìm ra các phân tử của khối u như tế bào khối u (CTC), DNA (ctDNAs), RNA (ctRNAs), protein,..lưu hành trong máu hay dịch cơ thể
Sinh thiết da
Nếu bạn bị phát ban hay có những tổn thương trên da, nghi ngờ về một tình trạng nào đó, không đáp ứng với liệu pháp điều trị của bác sĩ hoặc không rõ nguyên nhân. Thì bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành sinh thiết vùng da liên quan
Sinh thiết nội soi
Sinh thiết nội soi được sử dụng để tiếp cận mô bên trong cơ thể nhằm thu nhập mẫu từ những bộ phận như bàng quang, phổi, đại tràng,…
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi có một camera nhỏ và một đèn chiếu sáng ở cuối. Các dụng cụ phẫu thuật có kích thước nhỏ cũng được đưa vào ống nội soi. Một màn hình video cho phép bác sĩ tiến hành thu thập mẫu
Sinh thiết kim
Xét nghiệm này được sử dụng với mục đích thu thập các mẫu da hay bất kỳ mẫu mô nào có thể tiếp cận dễ dàng dưới. Có nhiều loại sinh thiết kim khác nhau như: sinh thiết kim lõi, sinh thiết kim nhỏ, sinh thiết tựa trục, sinh thiết hỗ trợ chân không,…
Sinh thiết có tác dụng gì?
Mục đích chính của phương pháp này là nhằm kiểm tra sự bất thường về chức năng của một cơ quan hoặc sự thay đổi cấu trúc tế bào bất thường như sưng, u, bướu,…Thủ thuật sinh thiết thường liên quan đến các bệnh ung thư. Tuy nhiên nếu bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm thì không có nghĩa là bạn bị ung thư. Đơn giản là bác sĩ chỉ muốn kiểm tra xem cơ thể bạn có gì bất thường do ung thư hay các yếu tố khác hay không
Quy trình thực hiện sinh thiết
1. Các bước chuẩn bị
- Tạm ngưng thuốc mà bệnh nhân sử dụng
- Không ăn uống gì trước khi sinh thiết (thời gian tối thiểu là 6 tiếng trước khi thực hiện)
Bên cạnh đó bạn phải kê khai thông tin về tình trạng của bạn:
- Tất cả các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng, thuốc bổ, vitamin,…
- Những thành phần mà bệnh nhân dị ứng
- Nếu là phụ nữ, cần thông báo với bác sĩ có đang trong thời gian mang thai hay không hoặc có dùng nội tiết tố ngừa thai không
2. Trong khi thực hiện sinh thiết
Tùy thuộc vào khu vực lấy mẫu bệnh phẩm mà các yêu cầu cũng khác nhau, tuy nhiên có một vài điểm chung như sau:
- Được tư vấn kỹ càng về quy trình thực hiện xét nghiệm
- Trong khi thực hiện, bác sĩ sẽ yêu cầu tư thể của bạn, có thể nằm hoặc ngồi
- Nếu sinh thiết da, vùng da nơi lấy mẫu sẽ được làm sát khuẩn bằng cồn
- Trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể gây tê cục bộ hoặc có thể gây mê toàn thân để bệnh nhân không có cảm giác đau khi thực hiện
- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm
- Sau khi lấy mẫu, bệnh nhân sẽ được băng khu vực lấy mẫu và theo dõi theo chỉ định của bác sĩ
- Thông thường, thời gian lấy mẫu mô bệnh khoảng 15-20 phút tùy theo phương pháp và bộ phận lấy mẫu sinh thiết
3. Sau khi thực hiện xong sinh thiết
Sau khi lấy mẫu, hầu hết sẽ được ra về trong ngày. Tuy nhiên dựa vào theo vị trí lấy mẫu mà được chỉ định theo dõi thêm tại bệnh viện
Người bệnh có thể xuất hiện một vài triệu chứng hậu sinh thiết như:
- Có thể bị sốt
- Chảy máu tại vị trí sinh thiết
- Đỏ da, sưng nề, chảy dịch tại khu vực lấy mẫu
Các y bác sĩ sau khi lấy mẫu sẽ tiến hành quy trình quan sát, kiểm tra. Đồng thời phân tích mẫu bằng phương pháp soi kính hiển vi. Sau đó sẽ chẩn đoán được bệnh lý, từ đó lên được phác đồ điều trị với từng bệnh nhân. Thông thường quy trình sẽ kéo dài từ 1-10 ngày kể từ khi lấy mẫu
Tổng Kết
Bài viết trên của Wikihay đã chia sẻ đến bạn tất tần tật về sinh thiết là gì. Hy vọng nội dung cung cấp sẽ giúp ích đến bạn hiểu hơn về xét nghiệm sinh thiết. Cảm ơn bạn đã đọc và theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu thấy hay và hữu ích đừng quên chia sẻ cho người thân, gia đình, bạn bè cùng biết nhé
Để lại một bình luận