Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định là gì? Có mấy loại tài sản? Được hiểu ra sao?

Tài sản cố định là loại tài sản có ý nghĩa vô cùng lớn trong kinh doanh. Theo luật pháp thì chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa tài sản cố định một cách cụ thể. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Wikihay sẽ cung cấp đến bạn tất tần thông tin về tài sản cố định là gì? Cách phân loại các tài sản cố định cơ bản nhất.  

Tài sản cố định là gì? 

Tài sản cố định hiện tại chưa được định nghĩa cụ thể tại pháp luật Việt Nam. Nhưng theo Thông tư 45/2013 TT-BTC thì tài sản cố định phải có thời gian sử dụng cố định trên 1 năm và có khấu hao thời gian. Trong thông tư gồm có 4 loại tài sản và được định nghĩa cụ thể như sau: 

Tài sản cố định hữu hình 

Đây chính là những tư liệu lao động. Chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình. Nó tham gia vào nhiều năm chu kỳ kinh doanh. Nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, máy móc, thiết bị,….

Tài sản cố định vô hình 

Đây chính là những tài sản không có hình thái vật chất. Thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn đề ra. Cũng tương tự như tài sản cố định vô hình nó tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Ví dụ như một số chi phí liên quan đến đất sử dụng, phát hành, bằng phát minh, sáng chế,…

Tài sản cố định thuê tài chính 

Đây chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê sẽ được quyền quyết định mua lại tài sản. Hoặc tiếp tục hợp đồng thuê. Tổng chi phí thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính. Ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. 

Tài sản cố định tương tự

Được hiểu là tài sản cố định có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Và chúng có giá trị tương đương nhau. 

Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định là gì?

Tìm hiểu về các 2 loại tài sản cố định cơ bản

Tài sản cố định hữu hình 

Theo Điều 3 của Thông tư 45/2013, tài sản cố định được phân loại theo mục đích và tính chất sử dụng bao gồm: 

Nhiều bộ phận tài sản riêng liên kết với nhau để cùng thực hiện một số chức năng nhất định. Nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được. Phải thỏa mãn đủ 3 tiêu chuẩn sau thì được coi là tài sản cố định. 

  • Thứ nhất chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. 
  • Thứ hai có thời gian sử dụng trên 1 năm 
  • Thứ ba nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị trên 30 triệu đồng. 

Ngoài ra chúng ta cần lưu ý 1 số trường hợp như sau: 

  • Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ để liên kết với nhau. Trong đó mỗi một bộ phận có thời gian sử dụng khác nhau. Nếu thiết bất kỳ một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng chính của nó. Tuy nhiên do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản phải quản lý riêng từng bộ phận đó. Thì được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. 
  • Trong trường hợp súc vật làm việc và cho ra sản phẩm. Thì lúc đó từng con súc vật thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn trên. Thì được coi là 1 tài sản cố định hữu hình. Trường hợp này đa số áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn. 
  • Đối với các nhà vườn lâu năm thì từng mảnh vườn hoặc cây trồng thỏa mãn đầy đủ 3 tiêu chuẩn. Thì cũng được coi là một tài sản cố định hữu hình.

Tài sản cố định vô hình 

Theo khoản 2 điều 3 của Thông tư 45/2013, mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra phải thỏa mãn 3 điều sau: 

  • Thứ nhất phải chắc chắn có được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
  • Thứ hai tài sản đó phải có thời gian sử dụng trên 1 năm 
  • Thứ ba nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên. 

Một số lưu ý như sau: 

  • Với những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả 3 điều tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp. Hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Mà không được trích khấu hao. 
  • Các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai. Được ghi nhận là tài sản cố định vô hình tạo ra nội bộ doanh nghiệp. Cần đồng thời thỏa mãn đủ một số điều kiện. Đó là: Đầu tiên đó chính là tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính; Ngoài ra các doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; Doanh nghiệp phải có khả năng sử dụng hoặc bán được lợi ích kinh tế trong tương lai,….
Trong Thông Tư 45/2013 đã nói rõ về hai loại tài sản cố định cơ bản

Trong Thông Tư 45/2013 đã nói rõ về hai loại tài sản cố định cơ bản

Các hình thức phổ biến trích khấu hao tài sản cố định 

Hình thức trính khấu hao đường thẳng 

Phương pháp khấu hao đường thẳng đối với tài sản cố định là phương pháp khấu hao ổn định trong suốt quá trình thời gian sử dụng. Đa số các lĩnh vực kinh doanh của công ty đều có thể áp dụng phương pháp này. 

1 số công thức tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng

  • Cách tính hàng tháng: Tỷ lệ khấu hao hàng tháng = Tỷ lệ khấu hao hàng năm/12
  • Cách tính hàng năm: Tỷ lệ khấu hao hàng năm = Nguyên giá sản phẩm cố định/ thời gian khấu hao. 

Hình thức trính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 

Mức trích khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh được được xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định. Ngoài ra xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu. 

Hình thức trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm 

Trong phương pháp này phải đảm bảo 3 điều kiện sau đây: 

  • Có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất sản phẩm doanh nghiệp 
  • Còn cần xác định được tổng khối lượng và số lượng sản phẩm được tạo ra bởi tài sản cố định đó. 
  • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm sẽ không được thấp hơn 100% công suất thiết kế. 
Có 3 hình thức trích khấu hao tài sản cố định

Có 3 hình thức trích khấu hao tài sản cố định

Tổng kết 

Như vậy, Wikihay đã chia sẻ đến bạn về tài sản cố định là gì? Qua đây bạn có thể nắm bắt được những quy định của loại tài sản này. Đưa ra các chiến lược kinh doanh một cách hợp lý và phát triển. Đừng quên truy cập vào các bài viết tiếp theo để tiếp thu nhiều kiến thức hay ho và thú vị hơn nhé. 

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *