Hai chữ “tình yêu” nghe khá đơn giản nhưng lại chẳng ai có thể định nghĩa chính xác tuyệt đối về nó cả. Tình yêu là gì? Mà có thể khiến cho con người ta trải qua rất nhiều các trạng thái khác nhau. Đôi khi là hạnh phúc, đôi khi là điên dại. Bài viết này, Wikihay sẽ lý giải để hiểu rõ hơn khái niệm này và cách xây dựng mối quan hệ bền vững.
Tình yêu là gì?
Tình yêu, ái tình hay gọi ngắn là tình. Đây là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý và thái độ khác nhau. Dao động từ tình cảm cá nhân đến niềm vui sướng. Tình yêu thường là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó.
Tuy nhiên trong từng hoàn cảnh khác nhau thì định nghĩ về tình yêu của mỗi người cũng khác nhau. Không có một khuôn khổ nhất định.
Phân biệt các trạng thái tình yêu
Trong hơn 50 năm qua, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu sự khác biệt giữa các trạng thái tình cảm: thích, yêu và đắm say một ai đó.
Thích
Thích được mô tả là trạng thái tình cảm của hai người với nhau. Trong đó mỗi người đều có những suy nghĩ và cảm xúc tích cực đối với người còn lại. Nhưng thiên theo hướng tình bạn.
Trong mối quan hệ này, chúng ta cũng thường trải nghiệm được sự ấm áp và gần gũi đối với người chúng ta thích. Một số trường hợp, chúng ta chọn có những tình cảm thân mật với những người này.
Yêu
Khi yêu chúng ta cũng trải qua những suy nghĩ và có những trải nghiệm tích cực. Giống như khi chúng ta thích một ai đó. Nhưng chúng ta còn trải nghiệm thêm cảm giác được chăm sóc cũng như có một cam kết sâu sắc đối với người đó.
Đắm say
Còn khi yêu “đắm say”, chúng ta sẽ trải qua tất cả những trạng thái trên. Cộng thêm những hấp dẫn và sự hưng phấn về mặt tình dục. Tuy nhiên, nghiên cứu quan điểm của mọi người về tình yêu gợi ý rằng tình yêu của mỗi người không phải lúc nào cũng giống nhau.
Các loại tình yêu cơ bản
Tình yêu lãng mạn được chia thành 2 loại. Đó chính là tình yêu đam mê và tình yêu đồng hành. Hầu hết các mối quan hệ lãng mạn, cho dù họ là người dị tính hay cùng giới tính, đều có thể phân thành hai loại tình yêu này.
Tình yêu đam mê
Tình yêu đam mê là thứ mà mọi người thường xếp vào loại tình yêu “đắm say” phía trên. Nó hàm chứa cảm giác đam mê và khao khát mãnh liệt đối với một ai đó. Đến mức khiến bạn có thể bị ám ảnh bởi suy nghĩ muốn được ở trong vòng tay của họ.
Tình yêu đồng hành
Tình yêu thứ hai được gọi là tình yêu đồng hành. Nó không mãnh liệt, nhưng lại phức tạp và hàm chứa các kết nối cảm xúc của sự thân mật. Cam kết bằng một sự gắn bó sâu sắc đối với đối tác.
Các phong cách trong tình yêu
Nghiên cứu đã tìm thấy ba phong cách chính của tình yêu. Lần đầu tiên được phân loại bởi nhà tâm lý học John Lee. Tình yêu gồm có ba phòng cách chính là eros, ludus và storge. Những phong cách này được phân loại dựa trên niềm tin và thái độ của mọi người về tình yêu. Cũng như cách họ hành động và tiếp cận các mối quan hệ lãng mạn.
Eros
Phong cách này là kiểu tình yêu tập trung vào sự hấp dẫn thể xác của đối tác. Bạn thường có khao khát và mong muốn tình dục cùng những sự thân mật mãnh liệt khác.
Ludus
Phong cách này là kiểu tình yêu xa cách về mặt cảm xúc. Nó xảy ra khi một người yêu người khác, nhưng không có sự cam kết rõ ràng. Người yêu theo phong cách ludus sẽ cảm thấy thoải mái khi kết thúc các mối quan hệ. Và họ thậm chí còn bắt đầu một mối quan hệ mới ngay cả khi chưa kết thúc mối quan hệ đang có.
Storge
Storge thường được coi là một hình thức trưởng thành hơn của tình yêu. Nó ưu tiên mối quan hệ với những người có cùng sở thích. Tình cảm trong phong cách yêu này được chia sẻ và thể hiện một cách cởi mở. Người yêu theo kiểu storge ít chú trọng đến sự hấp dẫn về thể xác của đối tác. Họ cũng luôn tin tưởng vào người yêu của mình và không cần hay không phụ thuộc vào họ.
Các giai đoạn của tình yêu
Theo nhà tâm lý xã hội lâm sàng George Levinger, có 5 giai đoạn mà hầu hết các mối quan hệ lãng mạn đều trải qua.
Giai đoạn 1: Hấp dẫn (attraction)
Mọi mối quan hệ đều bắt đầu bằng tiếp xúc giữa hai cá nhân. Sau một vài lần tiếp xúc, nếu đạt mức độ tương thích cao. Hai người sẽ thu hút lẫn nhau. Sự tương thích này có thể đến từ ngoại hình, tâm lý, nếu có sự tương đồng trong tính cách hoặc trải nghiệm sống. Họ sẽ dễ đồng cảm và thu hút nhau dù mới gặp lần đầu.
Giai đoạn 2: Xây dựng (buildup)
Từ khóa và điều kiện cần của giai đoạn này là “tin tưởng”. Để xây dựng tình cảm, hai người trở nên tin tưởng, thân thiết nhau hơn và bắt đầu phụ thuộc vào nhau ở mức độ nhất định. Mỗi bên đều thoải mái chia sẻ về những mối quan hệ khác (gia đình, bạn bè) cho bên còn lại. Đây cũng là thời điểm hai người thoải mái hơn trong chia sẻ và thể hiện cảm xúc. Từ đó bắt đầu xuất hiện những bất đồng nhất định.
Giai đoạn 3: Tiếp diễn (continuation)
Vượt qua những bất đồng ở giai đoạn 2, cặp đôi sẽ bắt đầu lâu dài trong mối quan hệ. Những điều cho thấy cả hai người đã sẵn sàng gắn kết trong thời gian dài.
Tuy nhiên sẽ có những khoảng thời gian dài mối quan hệ ở trạng thái ổn định, không có thay đổi gì. Trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn đến sự trì trệ. Khiến cặp đôi chán nhau vì không tìm thấy sự mới mẻ trong mối quan hệ.
Giai đoạn 4: Thoái trào (deterioration)
Theo thời gian, tình yêu dễ thoái trào khi thân mật giữa hai người suy giảm. Sự thoái trào cũng xảy ra khi hai người gặp những vấn đề khi họ bắt đầu chia sẻ cuộc sống cùng nhau. Nhiều cặp đôi đến giai đoạn này vẫn ở bên nhau vì cam kết, không nỡ rời bỏ mối quan hệ.
Giai đoạn 5: Chấm dứt (ending)
Đây là điều xảy ra khi hai người không thể vượt qua những vấn đề ở giai đoạn 3 và 4. Cần lưu ý, không phải cứ biến cố tiêu cực nào xảy ra mới khiến một cặp đôi chia tay. Họ có thể chia tay khi không còn duy trì được ngọn lửa thân mật và đam mê. Hay cũng như cởi được sợi dây cam kết đã trói họ với nhau.
Cách để giữ gìn mối quan hệ tình yêu lâu dài là gì?
Dành thời gian bên nhau mỗi ngày
Điều này không có nghĩa là bạn luôn phải có mặt bên cạnh người ấy. Các cặp đôi bên nhau dài lâu thường cố gắng dành ra một khoảng thời gian nho nhỏ mỗi ngày để kết nối cảm xúc và hiện hữu với nhau. Kể cả những ngày bận rộn. Theo thời gian, những cử chỉ nho nhỏ sẽ hình thành niềm tin bền vững, thân mật. Giúp các cặp đôi ở bên nhau hạnh phúc và dài lâu.
Gây bất ngờ
Một trong những cách để duy trì mối quan hệ lâu dài là hãy để người kia biết họ có ý nghĩa như thế nào với bạn. Bạn cũng có thể tặng thứ gì đó gợi nhớ đến họ hay gợi về một kỷ niệm vui vẻ mà 2 người đã từng chia sẻ với nhau. Chìa khóa ở đây là hãy ngẫu hứng với những hành động này. Chúng có thể làm bừng sáng một ngày của họ đấy.
Nỗ lực hiểu góc nhìn của họ để duy trì mối quan hệ
Khi nói chuyện với nhau, bạn không nên chỉ dừng lại ở việc tập trung lắng nghe mà còn cần hiểu được góc nhìn của họ. Ai cũng có nhu cầu được thấu hiểu. Vậy nên, việc thể hiện là bạn hiểu quan điểm, kể cả khi bạn không đồng ý với cách nhìn nhận đó là rất quan trọng.
Ghi nhận sự khác biệt giúp bạn yêu lâu dài hơn
Trong mối quan hệ, bạn và đối phương có vẻ chia sẻ nhiều điểm chung hoặc có sở thích giống nhau. Thời gian trôi qua, bạn nhận ra sự khác biệt của nhau. Đây là một cách để mối quan hệ trở nên thú vị hơn và giúp hai bạn trưởng thành hơn.
Không ghi hận thù lâu nhớ dai
Trong một mối quan hệ, cãi cọ, mắc lỗi là khó tránh khỏi. Nhưng những cặp đôi bên nhau dài lâu không ghi nhớ những sai lầm của nửa kia. Họ sẵn sàng nói ra những gì khiến bản thân không hài lòng hay khó chịu. Từ đó tìm kiếm giải pháp và để mọi chuyện lắng xuống khi đã giải quyết xong.
Họ hiểu rằng các lỗi lầm sẽ được bạn đời ghi nhận và học hỏi. Thay vì là lý do để trừng phạt hay khiến người kia xấu hổ. Như vậy khi người kia mắc lỗi, họ hiểu là họ vẫn được yêu thương và trân trọng.
Tổng kết
Bài viết của Wikihay đã chia sẻ đến bạn cái nhìn tổng quan nhất về tình yêu. Đi tìm câu trả lời “ Tình yêu là gì?” cho chính bản thân mình. Hãy cứ dám yêu, sống trong cảm xúc của tình yêu nhưng phải luôn luôn tỉnh táo. Biết cách cân bằng và gìn giữ mối quan hệ. Hãy thường xuyên theo dõi để biết được nhiều thông tin hay ho khác nhé.
Để lại một bình luận