CPA là gì? Tất tần tật thông tin liên quan đến chứng chỉ CPA

Hiện nay việc có chứng chỉ trong các chuyên ngành kế toán, kiểm toán tài chính đang ngày càng phổ biến và đánh giá cao. Một trong số đó phải kể đến CPA. Để có được chứng chỉ này đòi hỏi người dùng phải thành thạo và có lượng kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm thực hành. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa thực sự hiểu rõ CPA là gì? Vì vậy, hãy cùng Wikihay tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

Chứng chỉ CPA là gì? 

CPA là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Certified Public Accountants. Đây là chứng chỉ đáp ứng về yêu cầu kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của những chuyên gia kế toán. Được chứng nhận toàn cầu và do Bộ Tài chính cấp phép. Khi sở hữu được nó sẽ chứng minh được năng lực cố vấn tài chính chuyên nghiệp, được các tổ chức và công ty lớn săn đón. 

Hiện nay chứng chỉ CPA được đông đảo các nước trên thế giới công nhận. Tuy nhiên mỗi nước sẽ có một tiêu chuẩn và đặc điểm riêng biệt. Ví dụ như ở Úc thì chứng chỉ CPA do Hội Kế toán công chức Úc tổ chức và cấp bằng. 

Chứng chỉ CPA là gì?

Chứng chỉ CPA là gì?

Tầm quan trọng của chứng chỉ CPA 

CPA đóng vai trò quan trọng nếu ai theo chuyên ngành kế toán hoặc kiểm toán. Dưới đây là 1 số vai trò điển hình khi sở hữu chứng chỉ CPA

Mở ra cơ hội việc làm 

Khi bạn có trong tay tấm bằng CPA thì có nghĩa rằng cơ hội tìm kiếm việc làm và thăng tiến đang ngày càng mở rộng. Cho phép có thêm nhiều lựa chọn con đường sự nghiệp. Có thể làm nhiều vị trí cũng như ở các tập đoàn, doanh nghiệp khác nhau. Các tổ chức phi lợi nhuận hoặc phi chính phủ nhà nước. 

Tăng thu nhập 

Tăng thu nhập là điều chắc chắn nếu như bạn có được tấm bằng CPA. Khi đó có thể kiếm được nhiều tiền, cải thiện được chất lượng cuộc sống. Trình độ học vấn và kinh nghiệm được trả tương xứng và hậu hĩnh hơn. Theo mặt bằng chung thì người có chứng chỉ CPA bao giờ thu nhập cũng cao hơn so với người không có chứng chỉ. 

Có thêm kinh nghiệm 

Trong quá trình ôn tập, rèn luyện và thực chiến để có được bằng CPA. Bạn đã rèn cho bản thân sự kiên trì, cố gắng, nỗ lực và kinh nghiệm nhất định. Đây chính là hành trang cho mình những kiến thức và kỹ năng phát triển hơn nữa. 

Mở rộng mối quan hệ

Bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia đầu ngành. Trong quá trình tiếp xúc chúng ta có thể học hỏi, chia sẻ và tâm sự cùng nhau. Từ đó rút ra bài học từ những người đi trước. Tránh mắc sai lầm và có hướng giải quyết thông minh nhất. Không những thế từ đây các mối quan hệ ngày càng được mở rộng và phát triển. Hỗ trợ rất lớn trong sự nghiệp. 

CPA - Chìa khóa vàng của ngành kế, kiểm toán

CPA – Chìa khóa vàng của ngành kế, kiểm toán

Tổng quan về kỳ thi CPA ở Việt Nam 

Đối tượng dự thi CPA 

Đối tượng có đầy đủ các điều kiện dự thi và một số quy định chung. Có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đều được. 

Điều kiện dự thi CPA 

Theo Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC, người tham gia thi cần đáp ứng những điều kiện sau đây: 

  • Người có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp trung thực, liêm khiết. Có ý thức chấp hành pháp luật theo đúng quy định. 
  • Phải có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán. Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình các môn học: Tài chính, Kế toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số tiết học cả khóa học.
  • Người có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng. Được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng đại học.
  • Cần nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định đề ra. 

Phạm vi công nhận 

Chứng chỉ CPA Việt Nam được công nhận tại Việt Nam. Tuy nhiên tại Úc, CPA Việt Nam được công nhận từng phần, được miễn 3/12 môn thi CPA Úc. 

Hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA 

Hồ sơ dự thi cần chuẩn bị gồm như sau: 

  • Phiếu đăng ký dự thi hợp lệ.
  • Thẻ dự thi hợp lệ.
  • Sơ yếu lý lịch.
  • 3 ảnh màu cỡ 3×4 và phong bì theo quy định.
  • Bản sao công chứng Căn cước công dân.
  • Bản sao Bằng tốt nghiệp.
Cần chú ý tới hồ sơ tuyển sinh

Cần chú ý tới hồ sơ tuyển sinh

Các môn thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam 

Chứng chỉ dành cho các kế toán viên gồm 4 môn thi viết, mỗi môn thi 180 phút. Cụ thể là các môn: 

  • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.
  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao. 
  • Thuế và quản lý thuế nâng cao.
  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.

Chứng chỉ dành cho các kiểm toán viên gồm 7 môn thi viết, mỗi môn thi 180 phút. Lưu ý môn ngoại ngữ thi 120 phút. Trong đó 4 môn giống với kế toán viên và bổ sung thêm 3 môn sau: 

  • Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.
  • Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.
  • Ngoại ngữ trình độ C của Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.

Quy trình tổ chức kỳ thi chứng chỉ CPA 

Mỗi năm tại Việt Nam, Bộ Tài chính sẽ tổ chức vào quý 3 hoặc quý 4. Hội đồng thi sẽ thông báo chính thức qua phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó cần nắm rõ được điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian và địa điểm cần thiết trước ít nhất 36 ngày. 

Trong 36 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi, hội đồng chấm thi sẽ công bố kết quả điểm số từng môn cho thí sinh tham gia. Thời gian công bố không được kéo dài quá 30 ngày kể từ ngày thi. 

Điều kiện để nhận được chứng chỉ CPA

Để sở hữu được tấm bằng CPA các thí sinh phải đạt được tổng điểm 38 trở lên cho tất cả 6 môn thi trừ ngoại ngữ. Trong đó mỗi môn đạt từ 5 điểm trở lên. Theo báo cáo thống kê mỗi năm trung bình có 4-5 nghìn người tham dự. Tuy nhiên số thí sinh đạt tiêu chuẩn chiếm khoảng 10%. 

38 điểm là số điểm mà các thí sinh cần đạt được của cuộc thi CPA

38 điểm là số điểm mà các thí sinh cần đạt được của cuộc thi CPA

Một số kỹ năng CPA nhất định phải có 

  • Kỹ năng kỹ thuật 
  • Kỹ năng tổ chức 
  • Tư duy phản biện 
  • Giải quyết vấn đề 
  • Giao tiếp 
  • Chú ý đến chi tiết 
  • Tư duy phân tích 
  • Sự nhạy bén trong kinh doanh 

Tổng kết 

Qua bài viết này, Wikihay đã bật mí đến các bạn CPA là gì? Đồng thời giải đáp và chia sẻ những thông tin thú vị về kỳ thi CPA tại Việt Nam. Đây là một trong những tấm bằng quan trọng. Nó quyết định và ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính. Mở ra rất nhiều các cơ hội với mức thu nhập đáng mơ ước. Chúc bạn có thể chinh phục kỳ thi với điểm số cao nhất. Đừng quên cập nhật các bài viết khác để tiếp thu thêm đa dạng các thông tin thú vị và bổ ích. 

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *