SaaS có nhiều ưu điểm

SaaS là gì? Mô hình này đem tới ưu điểm nào?

Với thời đại công nghệ hiện nay đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì vậy theo xu hướng Saas và điện toán đám mây đang đi đầu lĩnh vực này. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp trẻ vẫn còn khá xa lạ và chưa được phổ biến. Vậy SaaS là gì? Những ưu điểm vượt trội của mô hình này gồm cái gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết của Wikihay nhé. 

SaaS là gì? 

Phần mềm SaaS là một mô hình phần mềm dựa trên đám mây cung cấp các ứng dụng cho người dùng. Nó thông quan một trình duyệt Internet. SaaS cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác cho máy chủ truy cập theo nhu cầu người dùng. Hiểu một cách đơn giản đó chính là nhà cung cấp tạo ra và duy trì một phần mềm chạy trên web. Từ đây khách hàng có thể truy cập từ xa sau khi đã thanh toán khoản phí đăng ký định kỳ. 

Phần mềm SaaS

Phần mềm SaaS

Một số ưu điểm nổi trội của mô hình SaaS là gì?

Nếu bạn biết sử dụng SaaS một cách đúng đắn và khoa học thì nó có thể mang đến những hiệu quả vô cùng lớn trong công việc. Dưới đây là 1 số ví dụ điển hình bạn có thể tham khảo: 

Tiết kiệm chi phí tài chính cho các doanh nghiệp 

Có thể bạn không biết mô hình SaaS có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều các chi phí. Ngoài chi phí tài chính nó còn rút ngắn thời gian. Còn tiết kiệm nguồn nhân lực và chuyển đổi. Bạn không cần cài đặt và chạy các phần mềm trên hệ thống doanh nghiệp. Chính vì thế sẽ tiết kiệm một khoản chi phí liên quan đến giấy cấp phép  và lắp đặt. Đặc biệt trong suốt quá trình sử dụng người dùng không phải tra thêm bất kỳ các chi phí hỗ trợ và bảo trì nào khác. 

Cập nhật được các tính năng phần mềm tốt nhất 

Nếu bạn sử dụng SaaS sẽ không cần thêm bộ phận IT luôn túc trực để xử lý các vấn đề kỹ thuật. Đảm bảo hệ thống máy chủ chạy tốt, duy trì bảo mật,… Tất cả đều được nhà cung cấp chịu trách nhiệm hoàn toàn. Đội ngũ IT của SaaS xử lý rất tốt các vấn đề này. Và người dùng sẽ luôn được sử dụng các dịch vụ tốt nhất từ họ. 

Dễ dàng truy cập mọi lúc, mọi nơi 

Vì các nhà cung cấp hệ thống SaaS đã triển khai dịch vụ qua Internet rồi. Nên người dùng có thể dễ dàng truy cập phần mềm từ bất kỳ các thiết bị và trình duyệt nào. Chỉ cần có Internet là được. Khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng phần mềm bạn hoàn toàn được phép tạo tài khoản cho nhân viên. Tuy nhiên phụ thuộc vào giới hạn số lượng tùy vào gói đã mua. Mọi người có thể sử dụng  bất cứ thời gian, địa điểm nào. Các thao tác thực hiện đăng nhập và sử dụng vô cùng đơn giản. 

Có khả năng tích hợp rất lớn 

Các phần mềm thường được thiết kế để giải quyết các vấn đề một cách biệt lập và không cần liên quan đến ứng dụng ngoài. Nhưng thực tế để có thể hoàn thành một cách tốt nhất bạn cần trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm với nhau. Để chúng hệ thống quá quy trình và tiết kiệm thời gian, hiệu suất lao động. Chính vì vậy sử dụng SaaS là điều vô cùng đúng đắn bởi nó có thể tích hợp với số lượng lớn. Đây chính là thế mạnh vượt trội của mô hình này. 

Tiện lợi mở rộng quy mô sử dụng 

Tiếp theo ưu điểm của dữ liệu đám mây nói chung và SaaS nói riêng đó chính là khả năng mở rộng. Người dùng hoàn toàn có thể tăng lên gấp nhiều lần số lượng tài khoản hoặc tích hợp thêm các phần mềm. Nó hoàn toàn không hề ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở hạ tầng hay cơ sở dữ liệu. Nó giúp ích rất nhiều đối với các doanh nghiệp đang trên đà phát triển. 

SaaS có nhiều ưu điểm

SaaS có nhiều ưu điểm

Một số nhược điểm của mô hình Saas là gì?

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì SaaS vẫn còn có những nhược điểm cần phải khắc phục. 

Tính năng bảo mật hệ thống chưa đảm bảo 

Cũng chính vì sự linh hoạt, gọn nhẹ và dễ dàng triển khai nên mô hình Saas lại có điểm yếu chính đó là vấn đề bảo mật. SaaS các server của phần mềm được đặt ở bên phía nhà cung cấp. Chính vì vậy các dữ liệu của bạn không được đảm bảo an toàn, thông tin có thể bị rò rit hoặc lấy cắp. Tuy nhiên hiện nay nhận thấy được vấn đề đó nên các nhà cung cấp SaaS đã chú trọng hơn vào mã hóa dữ liệu. Họ thêm các điều khoản cam kết và bảo mật chặt chẽ hơn. 

Bắt buộc phải sử dụng Internet 

Một trong những nhược điểm của SaaS đó chính là yêu cầu người dùng phải kết nối Internet. Bởi trong các trường hợp thiết bị không kết nối được, những địa điểm không có sóng hoặc trên máy bay. Sẽ khiến cho việc sử dụng bị gián đoạn. Tuy nhiên với số đông những người thường xuyên truy cập các trang mạng xã hội thì vấn đề này không ảnh hưởng quá nhiều. 

Chưa sẵn sàng với các phiên bản cập nhật mới 

Lợi ích được tự động cập nhật miễn phí phiên bản mới của phần mềm mang lại 1 số sự bất tiện. Đó chính là khi người dùng cảm thấy hơi bỡ ngỡ trước giao diện mới. Cùng với đó là chưa thành thạo các tính năng nâng cao. 

So sánh giữa SaaS, Iaas và PaaS

SaaS 

Cơ sở hạ tầng của SaaS cung cấp lựa chọn toàn diện về phần mềm của bên thứ 3 và bảo trì. SaaS được ưu tiên và nhiều người đánh giá cao về các tính năng dễ dùng. Nó được sử dụng để thực hiện các thao tác cụ thể. Chi phí sử dụng tương đối vừa phải nhưng đổi lại khá linh hoạt, tiện lợi và tiết kiệm thời gian khi sử dụng. 

IaaS 

Cơ sở hạ tầng của IaaS cung cấp dưới dạng kết nối mạng, máy tính và kho lưu trữ dữ liệu. Sử dụng IaaS mang lại mức độ linh hoạt cao và khả năng kiểm soát quản lý tương đối với các tài nguyên của công nghệ thông tin. Đây được coi là phương án tốt nếu bạn muốn kiểm soát tối đa môi trường. 

PaaS

Đây chính là phần mềm như một dịch vụ không cần quản lý hạ tầng. Người dùng chỉ sử dụng các ứng dụng có sẵn từ phía nhà cung cấp. Ngoài ra PaaS không có yêu cầu cao về trình độ kỹ thuật. Bởi các nhà cung cấp và điều hành sẽ xử lý và chịu trách nhiệm toàn bộ. Sử dụng hệ thống này khá tiết kiệm thời gian và nguồn lực bởi chúng đều là ứng dụng được cài đặt sẵn. Tuy nhiên việc tùy chỉnh và tích hợp khá bị hạn chế 

Phân biệt giữa SaaS, Iaas và PaaS

Phân biệt giữa SaaS, Iaas và PaaS

Tổng kết 

Tóm lại bài viết trên của Wikihay đã chia sẻ và cung cấp đến các bạn thông tin chi tiết về SaaS là gì? Đây là một phần mềm vô cùng đắc lực nếu bạn biết sử dụng đúng cách. Nó mang lại cho người dùng hiệu suất làm việc và tiết kiệm nhân lực, thời gian, chi phí. Đừng quên cập nhật các bài viết tiếp theo nhé. 

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *